Bạn đang xem bài viết Mẹo ăn bánh trung thu không bị tăng đường huyết dành cho người bị tiểu đường tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mùa Trăng lại về, bên cạnh chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, tiếng trống lân rộn rã thì chiếc bánh trung thu cũng được xem như “linh hồn” đầy ý nghĩa của dịp này. Nhưng có lẽ mùa Trăng dường như không dành cho người tiểu đường bởi chiếc bánh trung thu vàng óng, hấp dẫn kia luôn ẩn chứa lượng đường không hề nhỏ. Họ phải đối mặt với tâm trạng dè chừng những miếng bánh ấy mỗi dịp Trung thu hằng năm vì lo sợ đường huyết sẽ tăng cao sau khi ăn.
Trong ngày đoàn tụ cùng gia đình thì khó lòng mà chối từ được miếng bánh “ngọt ngào” cùng con cháu. Đừng lo bạn nhé, hãy cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu xem mẹo ăn bánh trung thu không bị tăng đường huyết dành cho người bị tiểu đường ngay nào.
Bánh trung thu ảnh hưởng tới đường huyết?
Các bạn biết không, theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ trong khoảng 170g bánh trung thu sẽ chứa tầm 500 – 700 calo tùy theo loại bánh và thành phần khác nhau.
Cụ thể, một cái bánh trung thu đậu xanh một trứng (176g) sẽ có chứa:
-
19,5g chất đạm (Protein)
-
27,5g chất béo (Lipid)
-
Đường (Glucid) chiếm tỉ trọng cao nhất là 80,6g.
Và bạn cũng nên lưu ý, một chiếc bánh dẻo hay bánh nướng thơm ngon lại chứa lượng bột đường bằng 1 – 2 chén cơm và gấp 1 – 2 lần lượng chất béo trong một bát phở bò đấy. Hơn nữa, đường này lại ở dạng hấp thu nhanh nên có khả năng làm tăng lượng đường trong máu một cách dễ dàng.
Do đó, người bị tiểu đường hay tiền tiểu đường, béo phì thì không được ăn bánh trung thu tùy tiện. Nếu ăn không kiểm soát thì dễ tăng nguy cơ lên cân, béo phì, rối loạn đường huyết,… gây ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng.
Mẹo ăn bánh trung thu không tăng đường huyết
Để được ăn bánh trung thu cũng như kiểm soát được lượng đường huyết thì bệnh nhân tiểu đường phải lưu tâm ăn chừng mực.
Loại bỏ lượng tinh bột tương ứng
Các bạn biết không, 1 chén cơm cùng thức ăn sẽ bằng 1/2 chiếc bánh dẻo hay bánh nướng đấy. Do đó, nếu đã ăn bánh trung thu rồi thì người bệnh tiểu đường cần giảm bớt lượng cơm tương đương nha. Ví dụ:
- Bạn ăn 1/4 bánh nướng thì nên giảm đi 1/3 chén cơm và 30g thịt nửa nạc, nửa mỡ.
- Bạn ăn 1/4 bánh dẻo thì nên giảm 1/3 chén cơm và 30g thịt nạc.
Bổ sung thêm nhiều rau xanh trong bữa ăn
Chắc hẳn ai cũng biết rau xanh luôn sở hữu lượng chất xơ dồi dào. Vì thế, khi cung cấp thêm rau xanh vào bữa ăn thì có khả năng phòng ngừa tình trạng tăng đường huyết đấy.
Hơn nữa, không chỉ riêng khi ăn bánh trung thu mà người bị tiểu đường nên bổ sung lượng rau xanh hàng ngày nhằm ngăn ngừa lượng đường máu tăng nhanh nha.
Tăng cường tập luyện thể thao
Người bệnh tiểu đường nên luyện tập thể dục thể thao nhiều hơn để giảm bớt năng lượng thừa sau khi ăn bánh trung thu. Một vài gợi ý mà bạn có thể tham khảo nè:
Nếu bạn ăn 1/4 chiếc bánh nướng, bánh dẻo thì nên vận động thêm so với mọi ngày:
- Lau nhà 1 tiếng
- Đi bộ chậm 45 phút
- Đi bộ nhanh khoảng 35 phút
- Đi xe đạp 25 phút
- Bơi 25 phút
Và thời gian tập luyện sẽ tăng theo lượng bánh mà bạn tiêu thụ nhé.
Tham khảo thêm: Cách làm bánh trung thu ít đường cho người bị tiểu đường, ăn kiêng
Chú ý lượng bánh trung thu tiêu thụ
Bệnh nhân mà có mức đường huyết luôn cao hay không biết cách kiểm soát đường huyết thì chỉ nên ăn miếng bánh rất nhỏ, tốt nhất là không ăn nhé. Nhìn chung, người bệnh tiểu đường cần tiêu thụ phần bánh nhỏ thôi, có thể dùng kèm với trà nóng để tiêu hóa tốt hơn và giảm bớt chất béo tích tụ.
Tóm lại, để điều chỉnh chính xác hơn lượng ăn cần thiết, bệnh nhân tiểu đường cần đo đường máu sau khi ăn tầm 1 – 2 giờ. Nếu chỉ số dưới 11mmol/l hoặc dưới 200mg/dl thì có thể an tâm. Nhưng nếu chỉ số cao hơn thì bạn nên loại bỏ bớt cơm kèm thức ăn, đồng thời, vận động nhiều hơn chút.
Một số loại bánh trung thu dành cho người bị tiểu đường
Để đảm bảo sức khỏe hơn thì người bệnh tiểu đường nên lựa chọn những loại bánh dành riêng cho những ai muốn tiêu thụ ít năng lượng và ít đường nè. Hiện nay, trên thị trường đã sản xuất nên loại bánh làm từ đường không năng lượng, phù hợp cho người bệnh tiểu đường, béo phì, ăn kiêng,…có thể sử dụng được.
Đây là loại đường không năng lượng (Isomalt, Maltitol hoặc Xylitol) chứa năng năng lượng thấp và độ ngọt hầu như chỉ bằng phân nửa lượng đường bình thường thôi. Dưới đây là một vài gợi ý bạn có thể tham khảo:
Dòng bánh xanh của Kinh Đô
Đây là dòng bánh được tạo ra từ 100% thành phần tự nhiên và sử dụng đường không năng lượng Isomalt, Maltitol. Do đó, bánh có thể đảm bảo cho bệnh nhân tiểu đường an tâm về vấn đề sức khỏe. Dù được chế biến theo công thức đặc biệt nhưng dòng bánh xanh của Kinh Đô vẫn không khác gì nhiều so với các loại bánh, vẫn thơm ngon vô cùng.
Để hương vị bánh thêm phần đa dạng và thu hút người tiêu dùng, sản phẩm còn có nhiều loại nhân hấp dẫn để thoải mái lựa chọn như: Hạt Dẻ Hạt Dưa, Trà Xanh Hạt Macadamia, Mè Đen Hạt Dưa, Đậu Xanh Hạnh Nhân,…
Dòng bánh trung thu dinh dưỡng của Bibica
Loại bánh này chính là sự phối trộn độc đáo giữa công nghệ làm bánh truyền thống pha lẫn thành tựu mới về khoa học sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng.
Do đó, bánh không những lưu giữ được hương vị truyền thống mà còn cung cấp thêm hợp chất sinh học tốt cho sức khỏe, Lycopen giúp hạn chế xơ vữa động mạch cũng như tăng lượng đường huyết trong máu.
Đặc biệt, sản phẩm còn được Viện Dinh dưỡng Quốc gia thử nghiệm lâm sàng và xác định chỉ số đường huyết (GI) là 35.75%. Từ đó cho thấy, bánh trung thu dinh dưỡng của Bibica thích hợp cho người tiểu đường và người có rối loạn đường huyết sử dụng.
Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn sẽ biết cách ăn bánh trung thu mà không bị tăng đường huyết nhé. Hãy tìm mua cho riêng mình loại bánh trung thu phù hợp cũng như kết hợp khẩu phần ăn, vận động hợp lý để sức khỏe luôn tốt bạn nhé.
Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mẹo ăn bánh trung thu không bị tăng đường huyết dành cho người bị tiểu đường tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.