Bạn đang xem bài viết Mẹ mang thai ở tuần 30 nên làm những xét nghiệm gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khoảng 10 tuần nữa là thiên thần nhỏ của bạn sẽ chào đời, chắc hẳn các mẹ đang rất háo hức đúng không? Tuần thứ 30 này sẽ là một tuần nhiều khó khăn nên các mẹ hãy trang bị cho bản thân mình những kiến thức vững chắc để không bị bỡ ngỡ, quan tâm giữ gìn sức khoẻ cho mình và cả bé yêu nữa nhé! Cùng Pgdphurieng.edu.vn khám phá những thông tin hữu ích từ bài viết hôm nay qua tham vấn của Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng nhé!
Mẹ bầu tuần 30 thay đổi như thế nào?
Khi mang thai ở tuần 30, tóc của mẹ sẽ dày hơn, không dài ra và ít rụng hơn. Tuy vậy, sau này, khi sinh con xong được vài tháng, tóc mẹ sẽ trở nên mỏng, nhanh rụng và yếu đi.
Bên cạnh đó, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn, đặc biệt là trong những ngày cuối của tuần thai 30, hay mất ngủ, lóng ngóng vì trọng tâm cơ thể thay đổi, tăng cân nhanh, bụng to ra và hormone thai kỳ thay đổi làm dây chằng bị giãn, khớp gối lỏng. Từ đây, chân mẹ cũng bị to ra, sưng tấy. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình những đôi giày đế bằng, dễ chịu để di chuyển thoải mái và linh hoạt hơn nhé!
Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Trong tuần thai thứ 30, em bé của bạn đã hình thành và trong quá trình hoàn thiện các hệ cơ quan chính. Lúc này, các bé bắt đầu tăng cân nhanh, chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài. Bên cạnh đó, chất béo dưới da bé có chức năng giữ ấm sau sinh và làm cơ thể thiên thần nhỏ của bạn đầy đặn hơn.
Em bé của bạn sẽ thường xuyên nấc cụt, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ sẽ cảm nhận được điều này vì có hiện tượng giật nhịp nhàng trong tử cung. Các nhà khoa học cho rằng, nấc cụt khoảng 10 tuần trước khi sinh sẽ có tác dụng kích thích và đóng một phần quan trọng trọng sự phát triển não bộ của thai nhi.
Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ 30
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Các mẹ có thể thấy khó thở vào tuần thai thứ 30 vì tử cung đang càng được mở rộng, ép tất cả cơ quan nội tạng khác, nhất là phổi để bé yêu có không gian phát triển hơn. Nếu hiện tượng này xảy ra quá thường xuyên, mẹ hãy trao đổi với bác sĩ ngay nhé!
Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làm
Lúc này, vì sắp đến sinh nở, mẹ nên đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cứ mỗi 2 tuần 1 lần, càng gần đến ngày sinh thì 1 tuần 1 lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, cân nặng và hỏi mẹ về những vấn đề mà mẹ gặp phải.
Bác sĩ đôi khi sẽ yêu cầu mẹ mô tả cử động và giờ giấc hoạt động của bé, đo kích thước tử cung,…
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Mẹ có cảm giác khó thở, hụt hơi nhưng em bé không hề bị ảnh hưởng đâu nhé, bé vẫn nhận đủ lượng oxy cần thiết qua nhau thai.
Không sử dụng bất kỳ loại thuốc ngủ nào khi chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ, không có loại nào là an toàn tuyệt đối cả.
Mẹ sẽ thay đổi cảm xúc liên tục, stress và mệt mỏi, lúc này mẹ hãy:
- Nằm nghiêng bên trái khi ngủ, có thể kê thêm gối để hỗ trợ.
- Có chế độ ăn dinh dưỡng, lành mạnh
- Vận động nhẹ nhàng như bơi, thiền, yoga,…
- Thường xuyên chia sẻ, nói chuyện về những băn khoăn, lo lắng với chồng, gia đình và bạn bè
Trên đây là những thông tin liên quan đến tuần thai thứ 30 mà Pgdphurieng.edu.vn tổng hợp. Dù là trong giai đoạn nào, các mẹ nên giữ một tinh thần thoải mái với chế độ ăn uống và vận động lành mạnh, lắng nghe cơ thể mình để có một thai kỳ suôn sẻ nha!
Nguồn: hellobacsi
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mẹ mang thai ở tuần 30 nên làm những xét nghiệm gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.