Trẻ con thường hay mè nheo, làm nũng khiến mẹ không biết phải xử lý như thế nào, vậy thì mẹ nên học ngay mẹo này để “đối phó” với trẻ có tính mè nheo.
Tùy vào tính cách của mỗi đứa trẻ mà tần suất mè nheo sẽ nhiều hay ít thế nhưng mè nheo vẫn là tình trạng chung của hầu hết bạn nhỏ khiến bố mẹ đau đầu, đôi khi phải cáu gắt vì không thể dỗ được con mình, vậy thì cùng học ngay mẹo hay để đối phó tính mè nheo của bé nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ hay mè nheo, khóc nhè dù đã lớn
Con nghĩ mình là trung tâm
Con thường hay xem mình là trung tâm nên khi không hài lòng một điều gì đó sẽ có thái độ phản ứng rất tiêu cực. Nguyên nhân có thể là do trẻ được nuông chiều, bao bọc quá mức lúc tuổi thơ cho nên khi lớn lên con cảm thấy hiển nhiên mình vẫn được chiều như lúc nhỏ.
Cho nên khi những việc trái ý con, con sẽ gào khóc, bởi vì khi khóc con sẽ đạt được mục đích, muốn người lớn phải làm theo ý mình.
Con thiếu cảm giác an toàn
Khi con khóc cũng có thể là con cảm thấy bản thân không được mọi người quan tâm, con sẽ nghĩ mọi người đang lơ mình cho nên con sẽ khócđể được chú ý hơn.
Do đó, trẻ con dù có biết nói nhưng chúng vẫn chưa thể dùng lời nói để diễn đạt hoàn hảo tâm trạng của mình, khi đó chúng chỉ còn cách khóc để ra tín hiệu với bố mẹ. Cho nên bố mẹ phải quan tâm kịp thời nếu để con cứ khóc trong một thời gian dài con sẽ cảm thấy vô cùng cô đơn và buồn tủi.
Con muốn tự quyết định, làm theo ý mình nhưng không đủ năng lực
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc đó chính là chúng muốn tự quyết định, tự làm nhưng có thể vẫn chưa đủ năng lực làm khiến con cảm thấy bất lực, tủi thân, bực bội.
Khi con khóc bố mẹ nên nhẫn nại tìm hiểu lý do vì sao con lại hành xử như thế, sau đó cần nhẹ nhàng tâm sự, an ủi con hoặc giải thích cho con hiểu con không nên làm như thế này hoặc như thế kia.
4 cách “trị” mè nheo cho con cực hiệu quả
Cân nhắc xem nơi sắp đến có thích hợp đưa trẻ theo hay không
Trước khi ra ngoài bố mẹ nên cân nhắc có nên dẫn con theo hay không, nếu con muốn theo thì nên thỏa thuận gì với con, chẳng hạn như: “ Con muốn đi thì con hứa là phải ngoan, không được quấy rối, ngồi chơi trật tự thì bố mẹ mới dẫn con đi”.
Đưa trẻ rời khỏi nơi bé khóc để ổn định cảm xúc
Khi đến quán ăn, khu mua sắm con thường khóc để vòi vĩnh mua món đồ gì đó,... đầu tiên bố mẹ nên giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng dẫn trẻ rời khỏi nơi đó, cần tìm ngay một góc yên tĩnh, ít người chú ý để dỗ dành trẻ.
Chờ con bình tĩnh lại thì tâm sự nhẹ nhàng cho trẻ hiểu chúng sai ở đâu và cần làm gì, cách này sẽ giúp di chuyển sự chú ý của trẻ thuận lợi cho việc dỗ dành trẻ hơn.
Dạy trẻ cách điều chỉnh âm thanh ở những điểm đến khác nhau
Dù trẻ lớn hơn, nhận thức được nhiều điều hơn ở giai đoạn sơ sinh nhưng năng lực phân biệt tình huống vẫn chưa tốt cho nên chúng sẽ không biết điều chỉnh âm lượng, khi đó con chỉ biết gào khóc thật to để đòi hỏi cha mẹ đáp ứng nguyện vọng.
Vì vậy, bố mẹ cần rèn luyện cho con biết cách phân biệt nơi nào nên giữ im lặng, nơi nào được vui chơi thông qua tranh ảnh, sách báo,… để con tăng sự hiểu biết cũng như nhận thức tốt hơn.
Không nên lúc nào cũng cấm cản con
Trẻ lớn thì khi gào khóc sẽ đều có nguyên nhân, có khi trong tâm lý trẻ muốn được thừa nhận năng lực, do đó bố mẹ cần hiểu và không nên cấm cản, ra lệnh, ép buộc con cái tuân theo. Thay vì nói “Con không được làm thế này” thì bố mẹ có thể sửa lại thành “Con nên làm thế kia” sẽ hiệu quả hơn.
Với những mẹo giúp đối phó với trẻ có tính mè nheo mà Pgdphurieng.edu.vn đã tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm những cách dạy con hiệu quả mà không khiến con khó chịu.
Pgdphurieng.edu.vn