Bạn đang xem bài viết Mẹ bầu và trẻ ở tuần thứ 35 có những thay đổi gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về những thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai thứ 35 cùng những vấn đề cần lưu ý với sự tham vấn y khoa của TS. Dược khoa Trương Anh Thư, giúp mẹ hiểu rõ và có những lựa chọn chăm sóc tốt nhất cho cơ thể, chuẩn bị đón bé chào đời.
Mẹ bầu tuần 35 thay đổi như thế nào?
Ở tuần thai thứ 35, sự phát triển của bé khiến tử cung phình to ra, độ lớn chạm đến phần dưới khung xương sườn thay vì nằm trong sự bảo vệ hoàn toàn của xương chậu.
Sự phát triển này khiến các cơ quan nội tạng trong bụng mẹ bị chèn ép, đặc biệt là bàng quang, gây ra tình trạng thường xuyên buồn tiểu hoặc đi tiểu không tự chủ một số lúc ho, cười hoặc hắt hơi.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có khả năng gặp phải tình trạng ợ nóng, đau dạ dày do sự chèn ép nội tạng này từ bé.
Thai nhi 35 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Vào thời điểm tuần thai thứ 35, sự phát triển về cơ thể của bé đã vô cùng hoàn thiện, kích thước của bé có thể to tương tự quả dưa hấu với cân nặng khoảng 2.38kg và chiều cao khoảng 46cm. Giai đoạn tuần 35 trở về sau sẽ là thời gian bé dành để phát triển thêm cân nặng.
Kích thước phát triển đồng nghĩa với việc bé đã không còn nhiều không gian trong bụng mẹ nên việc đạp, quấy mẹ cũng sẽ ít diễn ra hơn, tuy nhiên khi xảy ra sẽ khá mạnh, gây đau mẹ.
Thời điểm này, một số cơ quan nội tạng như thận, gan đã phát triển ổn định, gan bé có thể xử lý một vài chất thải. Xung quanh vai bé chất béo cũng đang dần hình thành. Đầu thai nhi sẽ nằm ở vị trí dựa trên xương mu của mẹ nếu bé đang nằm ở tư thế đầu sinh trước để chuẩn bị cho quá trình chào đời.
Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ 35
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Tuy đã là tuần thai thứ 35 nhưng trên thực tế, có rất nhiều bé vẫn phát triển đều đặn đến tháng thứ 10. Vậy nên mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về khả năng sinh muộn cũng như những điều cần chuẩn bị nếu trường hợp này xảy ra.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ để kiểm soát những dấu hiệu như ợ nóng, đau dạ dày, tiểu không kiểm soát nếu chúng xảy ra quá nhiều và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày; hướng dẫn mẹ bầu nhận biết những dấu hiệu bất thường như chảy máu, rỉ ối, cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ,.. để có thể kịp thời xử lý.
Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làm
Trong tuần thai 35, mẹ bầu sẽ cần dành ra rất nhiều thời gian kể thực hiện những kiểm tra, xét nghiệm để bác sĩ có thể ước tính thời điểm bé chào đời chuẩn xác, cụ thể:
- Kiểm tra cân nặng của mẹ, chiều cao đáy tử cung
- Đo lượng đường và đạm có trong nước tiểu của mẹ
- Kiểm tra huyết áp
- Kiểm tra các dấu hiệu giãn tĩnh mạch trên bàn tay và chân của mẹ
- Kiểm tra sự giãn nở và lu mờ (sự mỏng nong dần) trong cổ tử cung
- Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Tư thế khi ngủ
Trong những tháng đầu thai kỳ, khi bé còn chưa phát triển lớn và bụng các mẹ vẫn chưa to thì việc ngủ nằm ngửa vẫn không gây hại. Song, tuần thai thứ 35 là thời gian vào cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên nằm ngửa vì dễ gây tác động xấu đến cả cơ thể mẹ và sự phát triển của bé. Mẹ bầu nên chọn những tư thế nằm nghiêng, nhất là nghiên trái và thường xuyên thay đổi tư thế ngủ để cả mẹ và bé có được trạng thái tốt nhất.
Nguồn dinh dưỡng
Việc bé càng phát triển đòi hỏi mẹ cần nạp một lượng dinh dưỡng lớn và cơ thể, đủ cho cả mẹ và bé. Mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, đạm và canxi giúp tránh nguy cơ thiếu máu. Giai đoạn này mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn 1 bữa quá no, điều này sẽ dẫn đến tình trạng đau dạ dày, khó tiêu hoặc ợ nóng; luôn giữ một chế độ ăn uống lành mạnh, đúng giờ, đủ chất.
Hoạt động thể chất
Mẹ bầu giai đoạn này nên thường xuyên thực hiện những bài thể dục nhẹ nhàng, giúp nâng cao sức khỏe như đi bộ, yoga. Tuy nhiên, mẹ cần có sự hướng dẫn cụ thể cũng như tư vấn chuyên môn từ bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động thể chất nào.
Quan hệ tình dục
Mẹ bầu mang thai bình thường ở tuần 35 vẫn có thể thực hiện quan hệ tình dục với điều kiện mẹ bầu không thuộc vào nhóm có nguy cơ sinh non, sảy thai cao hoặc có sự nhắc nhở kiêng giao hợp từ bác sĩ. Các cặp vợ chồng nên lựa chọn những tư thế nhẹ nhàng, tránh tì đè hoặc tác động mạnh lên bụng của mẹ bầu, tránh gây ảnh hưởng ngoài ý muốn đến mẹ và bé.
Hy vọng qua bài viết trên Pgdphurieng.edu.vn đã có thể thông tin đến bạn những điểm quan trọng, cần được lưu ý trong tuần thai kỳ thứ 35. Hãy theo dõi chúng mình thường xuyên để cập nhật những tin tức hữu ích cho cuộc sống nhé!
Nguồn bài viết: Chuyên trang sức khỏe Hello Bác sĩ
Mua sữa bột các loại cho mẹ tại Pgdphurieng.edu.vn:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mẹ bầu và trẻ ở tuần thứ 35 có những thay đổi gì? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.