Máy đo huyết áp là thiết bị y tế được dùng để đo lượng huyết áp tăng, giảm của người dùng. Vậy dụng cụ này gồm những bộ phận nào và có bao nhiêu loại? Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Máy đo huyết áp là gì?
Máy đo huyết áp là dụng cụ đo lượng huyết áp tăng, giảm trong thời gian nhất định. Máy gồm màn hình (đối với máy điện tử), đồng hồ đo và bơm (đối với máy cơ), vòng bít. Huyết áp sẽ được đo bằng dao động, sau đó sử dụng thuật toán phân tích đưa chỉ số lên màn hình.
Với các chỉ số được hiển thị rõ ràng trên màn hình mà mọi người có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó bạn có thể vạch ra chế độ ăn uống và nghỉ dưỡng phù hợp, có kế hoạch luyện tập hợp lý để nâng cao và phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm.
Máy đo huyết áp có bao nhiêu loại?
Máy đo huyết áp cơ
Máy đo huyết áp cơ là dòng máy đo truyền thống được sử dụng nhiều tại các bệnh viện, phòng khám. Chính bởi đây là một trong những loại máy khó dùng nên cần người có kinh nghiệm chuyên môn mới biết cách sử dụng chính xác và đọc kết quả đo đúng.
Máy đo huyết áp cơ gồm bóng bơm hơi, vòng bít được quấn trên bắp tay và đồng hồ đo huyết áp. Thiết bị có độ bền cao và kết quả đo không chênh lệch nhiều. Do đó, máy thường được các y tá và bác sĩ sử dụng để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Máy đo huyết áp điện tử
Máy đo huyết áp điện tử thuộc thế hệ sau so với máy đo huyết áp cơ, có cơ chế hoạt động phụ thuộc vào các cảm ứng điện và năng lượng pin. Kết quả đo sẽ hiển thị tự động dưới dạng số trên màn hình điện tử và người dùng có thể dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.
Ngoài ra, thiết bị còn có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên mình khi đi công tác hoặc đi xa nhà. Hơn nữa, loại máy này rất dễ sử dụng, ai cũng có thể tự đo mà không cần phải có chuyên môn hoặc nhờ vào trợ giúp của bác sĩ.
Máy đo huyết áp thủy ngân
Máy đo huyết áp thủy ngân có cơ chế hoạt động dựa trên trọng lực. Thiết bị có độ bền cao, dễ sử dụng và ít xảy ra sự cố hỏng hóc hoặc sai số. Loại này được nhiều chuyên gia đánh giá là dòng máy có thể cho ra kết quả đo chính xác khá cao so với các loại máy đo huyết áp khác.
Máy đo huyết áp thủy ngân có trọng lượng tương đối nặng, khó di chuyển và cũng khó sử dụng. Vì vậy, loại máy này thường được đặt cố định tại phòng khám, bệnh nhân sẽ được kiểm tra lượng huyết áp bởi các y bác sĩ có chuyên môn.
Bảng so sánh 3 loại máy đo huyết áp
Thuộc tính | Máy đo huyết áp cơ | Máy đo huyết áp điện tử | Máy đo huyết áp thủy ngân |
---|---|---|---|
Độ chính xác | Trên 90% | Trên 90% | Trên 95% |
Độ bền | Cao | Trung bình | Cao |
Tính tiện lợi | Khó sử dụng, có thể mang đến nhiều nơi | Dễ sử dụng, có thể mang đến nhiều nơi | Khó sử dụng, không tiện mang đến nhiều nơi |
Ai nên sử dụng | Thích hợp cho y, bác sĩ dùng trong bệnh viện và phòng khám | Thích hợp cho các hộ gia đình | Thích hợp cho y, bác sĩ dùng trong bệnh viện và phòng khám |
Mức giá | 300 nghìn – 2,4 triệu đồng | 700 nghìn – 2,5 triệu đồng | 1 – 9 triệu đồng |
(Giá được cập nhật vào ngày 07/02/2022 và có thể thay đổi theo thời gian).
Những lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp
Trong quá trình sử dụng máy đo huyết áp, bạn nên lưu ý một số điểm sau để đảm bảo kết quả đo chính xác và tăng cường tuổi thọ cho máy:
Đối với máy sử dụng bộ đổi điện AC:
- Bạn nên dùng bộ đổi điện AC chính hãng được thiết kế riêng cho máy.
- Khi tay đang ướt, bạn không được cắm điện hoặc rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
- Nếu thiết bị hoặc dây dẫn bị hư, bạn không nên tự sửa tại nhà mà cần mang đến nơi sửa chữa uy tín.
Đối với loại máy sử dụng pin:
- Trong thời gian 3 tháng, nếu không sử dụng máy đo huyết áp bạn hãy tháo pin ra.
- Nếu hết pin, bạn nên thay pin mới hoàn toàn, không nên sử dụng pin mới và cũ cùng lúc.
- Lưu ý không lắp sai các cực điện của pin.
- Nên sử dụng pin chính hãng của máy.
Ngoài 2 vấn đề lưu ý trên bạn cần thận trọng một số vấn đề sau:
- Bạn không được sử dụng máy đo huyết áp khi đang ngồi trên xe hơi.
- Bạn không được tháo rời máy hoặc vòng bít.
- Tại vòng bít, bạn không được bơm hơi quá 299 Hg.
- Không được để máy đo gần thiết bị điện thoại, máy tính hay các thiết bị phát ra điện từ trường, bởi vì sẽ làm cho máy hoạt động không đúng, kết quả đo không chính xác.
- Sử dụng máy theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về tư thế đo, cách quấn vòng bít, vị trí đo, cách đọc kết quả đo, cách thiết lập các thông số và sử dụng các chế độ của máy để đảm bảo hạn chế sai số khi đo.
- Nên vệ sinh máy định kỳ 2- 3 tháng/ 1 lần, tránh để bụi bẩn bám vào gây ảnh hưởng đến các chi tiết và hoạt động của máy.
- Trong quá trình vệ sinh cần dùng khăn vải mềm, khô để lau máy, tuyệt đối không lau bằng giẻ ướt hoặc dùng các loại chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, dung dịch dễ bay hơi.
- Bảo quản máy ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp, tránh nhiệt độ cao, độ ẩm cao.
- Không để máy bị rơi, bị va chạm mạnh hay làm đổ các chất lỏng vào thiết bị.
Trên đây là thông tin về các loại máy đo huyết áp mà Pgdphurieng.edu.vn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.
1. Wiki Việt Nam: https://vi.wikipedia.org/wiki/May-đo-huyet-ap
2. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: https://bvnguyentriphuong.com.vn/dieu-duong/nhung-luu-y-khi-su-dung-may-do-huyet-ap-ca-nhan-do-o-bap-tay