Máy đánh bóng là thiết bị chuyên dùng để xử lý bề mặt vật liệu, giúp loại bỏ các chi tiết thừa, vết xước,… để cho ra sản phẩm đẹp mắt, hoàn mỹ nhất. Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu rõ hơn về máy đánh bóng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đánh bóng rung nhé!
Máy đánh bóng là gì?
Máy đánh bóng còn được gọi là máy đánh bass được sử dụng chủ yếu trong ngành thủ công mỹ nghệ, là dụng cụ cầm tay có khả năng chà mịn, đánh bóng, chà thô bề mặt vật liệu như giường, chân ghế gỗ, tường,…nhờ đó làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Máy đánh bóng được chia làm nhiều loại tùy thuộc vào mục đích sử dụng nhưng chúng đều có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và công sức người lao động đáng kể.
– Máy đánh bóng 1 tua (Rotary): hoạt động với duy nhất chuyển động quay tròn từ trục chính, công dụng chính là phá xước ở bước đầu và thứ 2 của quy trình đánh bóng.
– Máy đánh bóng 2 tua (Dual Action): gồm cả 2 chuyển động là quay vòng và rung lắc. Công dụng chính là đánh bóng ở bước thứ 3 nhằm xóa các vết quầng xoáy do máy đánh bóng 1 tua để lại.
Một số thương hiệu nổi tiếng của máy đánh bóng phải kể đến như Makita, Ryobi, Bosch,…
Cấu tạo của máy đánh bóng
Máy đánh bóng có nhiều loại với cấu tạo đặc trưng bao gồm đầu đánh bóng với các sợi lông mịn, động cơ máy, tay cầm bằng nhựa cùng hệ thống công tắc giúp điều chỉnh chế độ làm việc khác nhau của máy.
Nguyên lí hoạt động của máy đánh bóng rung
Máy đánh bóng hoạt động bằng cách sử dụng điện hoặc khí nén kết hợp với các sản phẩm phụ trợ chuyên dụng nhằm tạo ra các chuyển động quay/rung lắc để làm bóng bề mặt, xóa các vết xước trên bề mặt vật liệu, trả lại vẻ ngoài bóng và có thể tạo hiệu ứng gương đẹp mắt.
Ứng dụng trong đời sống
Máy đánh bóng là vật dụng quen thuộc trong ngành thủ công mỹ nghệ, mang lại hiệu quả tối ưu trong công việc. Máy được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như:
– Có thể dùng để chà nhám các bề mặt gỗ như giường, chân ghế, kệ tủ tivi,…
– Đánh bóng bề mặt vật liệu với tiết diện rộng, tiết kiệm thời gian và công sức.
– Làm nhẵn bề mặt sơn, xóa các vết xước, loại bỏ bụi bẩn hay nước còn đọng lại trên bề mặt xe ô tô.
Hy vọng bài viết bên trên giúp bạn hiểu hơn về máy đánh bóng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và được ứng dụng trong đời sống hiên nay ra sao. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận ngay bên dưới nhé.