Máy chà nhám có tác dụng làm phẳng trên nhiều bề mặt khác nhau, sử dụng phổ biến trong các công xưởng chế xuất gỗ mỹ nghệ. Cùng Pgdphurieng.edu.vn tìm hiểu hơn về máy chà nhám là gì, phân loại và ứng dụng của thiết bị này ra sao trong đời sống nhé!
Máy chà nhám là gì?
Máy chà nhám là dụng cụ cầm tay có khả năng chà mịn, đánh bóng trên bề mặt vật liệu như gỗ và một số kim loại, nhờ đó làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Máy chà nhám được sử dụng phổ biến trong các công xưởng chế xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ và các công trình xây dựng, giúp cho người lao động tiết kiệm thời gian khi thao tác và nâng cao hiệu quả công việc tốt hơn.
Các loại máy chà nhám và công dụng
Máy chà nhám rung
Máy chà nhám rung có kiểu thiết kế gọn nhẹ, kiểu dáng của nó được thiết kế phù hợp tùy theo loại đĩa chà nhám sử dụng – như đĩa vuông, đĩa tròn hoặc đĩa hình chữ nhật.
Khi hoạt động, máy chà nhám rung chuyển động theo quỹ đạo ngẫu nhiên cũng như không theo bất kì trật tự nào cả, đây cũng chính là điểm nổi bật mà chỉ có trên loại máy chà nhám này. Vì thế, máy chà nhám rung có khả năng di chuyển linh hoạt và giảm thiểu vết xước xuất hiện trên bề mặt vật liệu chà nhám.
Máy chà nhám rung thường được dùng để làm bóng, chà nhám trên nhiều bề mặt vật liệu, được ứng dụng phổ biến trong ngành xây dựng, ngành công nghiệp, sản xuất đồ gỗ,… và nghề mộc.
Máy chà nhám tròn
Máy chà nhám tròn cũng có kiểu thiết kế nhỏ gọn với mặt chà nhám có dạngđĩa tròn, nhờ đó mà kết cấu sản phẩm có hình trụ tròn cân đối, đồng thời trên phần thân máy và phần đĩa tròn được trang bị các lỗ thoát nhiệt có nhiệm vụ tỏa nhiệt giúp máy hoạt động ổn định trong suốt quá trình vận hành.
Máy chà nhám tròn có khả năng di chuyển linh hoạt trên bề mặt vật liệu theo quỹ đạo ngẫu nhiên, giúp hạn chế vết xước trên bề mặt vật liệu và hỗ trợ người dùng dễ điều khiển hơn. Loại máy chà nhám này có thể sử dụng trên bề mặt gỗ, một số kim loại, tường và sàn nhà.
Máy chà nhám vuông
Máy chà nhám vuông được thiết kế nhỏ gọn nhưng hình dạng và kích thước trông to hơn so với máy chà nhám tròn.
Mặt đế có hình vuông nên sử dụng loại đĩa chà nhám dạng vuông, đây cũng là lợi thế của chiếc máy chà nhám này khi làm việc ở những vị trí góc cạnh trên bề mặt vật liệu, từ đó xử lý và mang lại đường chà chính xác hơn. Máy chà nhám vuông có thể sử dụng trên nhiều bề mặt vật liệu như kim loại, gỗ, sàn nhà và tường.
Máy chà nhám băng
Máy chà nhám băng có kiểu dáng rất đa dạng, được thiết kế với đường băng lớn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa bộ phận giấy chà nhám với bề mặt vật liệu, nhờ đó thao tác xử lý vật liệu trở nên nhanh và hiệu quả hơn.
Loại máy chà nhám này thường được tích hợp nhiều công nghệ vận hành hiện đại. Do đó, máy chà nhám băng có khả năng làm sạch, đánh bóng và hút bụi trên nhiều loại bề mặt vật liệu, nhất là các bề mặt có dạnh hình chữ nhật, hình vuông và dạng phẳng với tốc độ nhanh, từ đó tăng năng xuất lao động cho doanh nghiệp.
Máy chà nhám đai
Máy chà nhám đai thuộc dòng máy chà nhám băng, nên có thiết kế tương tự nhưng loại máy này sử dụng nhám đai (còn gọi là giấy nhám vòng) có đặc tính dẻo cao, dễ cuộn tròn và đa dạng về chất liệu hạt nhám.
Nhờ đặc tính của nhám đai, máy chà nhám đai có thể giúp người dùng chà nhám và đánh bóng vật liệu để tạo ra bề mặt đạt chuẩn cao, được ứng dụng rộng rãi trong việc xử lý bề mặt kim loại và ngành gỗ.
Tùy theo bề mặt cần đánh bóng, người dùng có thể chọn loại nhám đai phù hợp. Ví dụ, đai nhám C phù hợp cho việc mài thô hoặc mài vết hàn kim loại cứng, trong khi đai nhám vòng Z phù hợp cho bề mặt inox.
Như vậy, bạn đã biết được máy chà nhám là gì cũng như phân loại và ứng dụng của thiết bị này trong đời sống rồi nhé. Nếu vẫn còn thắc mắc về dụng cụ cầm tay này, bạn hãy để lại bình luận phía dưới để Pgdphurieng.edu.vn hỗ trợ sớm nhất cho bạn.