Trong thời đại các thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bảng lên ngôi như hiện nay thì 3G là một chức năng không thể thiếu. Như vậy thì 3G và thế hệ trước đó 2G là gì?
Xem ngay các sản phẩm phụ kiện điện thoại đang giảm giá SỐC
Mạng 2G là gì?
2G là từ viết tắt của công nghệ viễn thông di động thế hệ thứ hai được ra mắt lần đầu tiên ở Phần Lan vào năm 1991.
Các tính năng chính của kết nối di động 2G là mã hóa tín hiệu các cuộc hội thoại và tin nhắn dưới dạng kỹ thuật số (cải tiến so với tín hiệu tương tự của mạng 1G), cung cấp các dịch vụ dữ liệu khác nhau cho điện thoại di động.
Ba tính năng vượt trội của mạng 2G so với 2 công nghệ tiền nhiệm là 0G và 1G là:
- Gọi thoại với tín hiệu được mã hóa dưới dạng tín hiệu kĩ thuật số (digital encrypted) giúp cải thiện tốc độ và chất lượng cuộc gọi.
- Cung cấp các dịch vụ như tin nhắn văn bản, tin nhắn hình ảnh và MMS (tin nhắn đa phương tiện).
- Sử dụng hiệu quả hơn phổ tần số vô tuyến cho phép nhiều người dùng hơn trên mỗi dải tần.
Như vậy, việc ra đời của 2G đã giúp tiết kiệm về thời gian và chi phí và quan trọng là phạm vi kết nối phủ sóng rộng khắp.
Có thể hiểu rằng, mạng 2G chỉ có tác dụng cải thiện tốc độ và chất lượng cuộc gọi chứ không quyết định việc điện thoại có nghe gọi được không. Thậm chí nếu thông tin mạng 2G bị “khai tử” tại Việt Nam theo nhiều nguồn tin là đúng thì điện thoại cục gạch vẫn có thể nghe gọi được, chỉ là sẽ không còn hỗ trợ nhắn tin.
Pgdphurieng.edu.vn đã có liên hệ với phía Viettel về việc mạng 2G có bị cắt sóng tại Việt Nam không, phía Viettel vẫn chưa có thông tin chính thức về việc này nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng các mẫu điện thoại phổ thông.
Trở lại với 2G, kể từ khi ra đời, 2G đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System Mobile).
Hiện tại 2G đã trở thành thế hệ mạng cũ bởi sự thay thế từ 3G hay 4G. Tuy nhiên 2G vẫn còn khả năng giúp ích cho người dùng các dòng điện thoại phổ thông, điện thoại cơ bản kết nối được internet cơ bản và nhẹ nhàng.
Công nghệ 3G là gì và ra đời như thế nào?
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third Generation). Nó cho phép người dùng di động truyền tải cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh, âm thanh, video clips…).
Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G. Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau.
Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; Các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS); E-mail, games,…
Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bản và hiện tại là khắp thế thế giới. Không cần nói thì chúng ta cũng biết mạng di động 3G đã trở nên quan trọng như thế nào trong cuộc sống.
Phổ biến nhất của mạng 3G là hệ thống mạng di động truyền tải tốc độ cao HSDPA (High Speed Downlink Packet Access), phát triển từ 3G và hiện đang được hơn 166 nhà mạng tại 75 nước đưa vào cung cấp cho người dùng.
Nó mang đến tốc độ tải lên đến 7.2Mbps (tương đương 0.9MB/giây). Hiện nay hầu như tất cả các nhà mạng ở Việt Nam đều cung cấp mạng 3G với tốc độ này cho người dùng.
Vậy chúng ta có lựa chọn nào khác để có thể trải nghiệm một tốc độ truyền tải dữ liệu cao và nhanh hơn nhằm xứng tầm với những thiết bị công nghệ cao cấp đang ngày một phổ biến không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể vì mới đây, nhà mạng Mobifone đã áp dụng công nghệ 3G mới cho tốc độ truyền tải lên đến 42 Mbps (5.4MB/giây). Để dễ hình dung thì có thể tưởng tượng rằng thay vì chỉ nhận tín hiệu từ 1 cột sóng thì công nghệ mới giúp điện thoại có thể nhận 2 đường sóng một lúc, nhân đôi băng thông và giúp cho tốc độ lý thuyết có thể đạt tới 42 Mbps.
Ưu và nhược điểm của mạng di động 3G so với mạng internet ADSL
Ưu điểm:
+ Sử dụng được mọi nơi. Nơi nào có sóng điện thoại, nơi đó có internet 3G.
+ Thích hợp với khách hàng có nhu cầu sử dụng thấp.
+ Rất phù hợp cho việc di chuyển, du lịch.
+ Đáp ứng được các dịch vụ trực tuyến: truy cập internet, ứng dụng online, dạy học trên mạng, game online…
Nhược điểm:
+ Bị chia sẻ băng thông với các thuê bao khác. Khi có nhiều thuê bao cùng truy cập tốc độ sẽ bị giảm xuống.
+ Tốc độ không ổn định mà phụ thuộc vào vị trí thuê bao, trạm phát sóng 3G và cường độ sóng điện thoại (có lúc sẽ rất thấp).
+ Chi phí cao. Vì không có trọn gói. Bạn sẽ phải trả một khoản phí rất cao cho các sở thích xem video hay nghe nhạc.
Thiết bị nào hỗ trợ 3G?
Hiện nay tất cả các điện thoại thông minh và máy tính bảng đều hỗ trợ kết nối 3G với tốc độ truyền tải thông dụng là 7.2Mbps:
Siêu thị Pgdphurieng.edu.vn