Bạn đang xem bài viết Mách mẹ 8 mẹo giúp bé hết mút tay tại nhà cực hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mút tay là một thói quen không tốt ở ở trẻ, có thể ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Pgdphurieng.edu.vn chia sẻ một số mẹo giúp trẻ từ bỏ mút tay mà các mẹ nên biết sớm hơn.
1 Tại sao bé lại mút tay?
Chắc hẳn trong số chúng ta khi còn bé sẽ có thói quen mút tay khi chơi đùa hay rảnh tay đợi mẹ cho “măm măm”. Hành động mút tay là một phản xạ tự nhiên của hầu hết các động vật có vú, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thói quen này đã hình thành.
Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi trẻ mút ngón tay sẽ sinh ra chất tên là Endorphin giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và an toàn khi không có mẹ ở bên, dần trở thành một động tác vô thức của trẻ mỗi khi đói bụng hay buồn chán.
Đa số mọi đứa trẻ đều sẽ mút tay trong 6 tháng đầu, dần dần biến mất và từ bỏ vào lúc 1 – 2 tuổi, nhưng một số ít đứa trẻ lại duy trì đến 4 – 5 tuổi.
2 Bé mút tay lợi hay hại?
Trẻ con mút tay mặc dù giúp bé trở nên vui vẻ, thích thú khi ở trong môi trường lạ nhưng nó mang tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, do đó mút tay là có hại cho trẻ, cần nên sửa chữa, tập tành cho bé bỏ thói quen này, các tác hại của mút tay ở trẻ như sau:
- Nó làm ảnh hưởng xấu hình thành, sắp xếp của răng lợi và thẩm mỹ của trẻ sau này, đặc biệt đối với trẻ giai đoạn từ 5 – 6 tuổi đang thay răng. Đa số những đứa trẻ mút tay thường xuyên sẽ dễ bị hô (răng và hàm bị đẩy ra ngoài), móm (một hàm bị tụt vào trong), răng lợi mọc không đều, khó phát âm,…
- Dễ bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng da do nhai mút mạnh, làm tổn thương phần da ngón tay.
- Đưa vi khuẩn, virus vào trong miệng như bệnh tay chân miệng, thủy đậu, giun sán,..nếu rửa tay không kỹ hay tay bẩn.
- Dễ nôn ói nếu đút ngón tay quá sâu vào vòm họng sau khi bú hay ăn, cũng như tổn thương vùng này vì móng tay cào trúng.
- Biến dạng xương ngón tay, hình dáng ngón tay bất thường do mút mạnh tay.
- Từ đó, việc giúp bé hết mút tay cần thiết ngay từ đầu, vừa giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay.
3 Mẹo giúp bé hết mút tay cực hiệu quả
Đảm bảo cho bé bú đầy đủ
Các bé sẽ mút tay khi cảm giác đói bụng, do đó các mẹ nên cho bé ăn no, để bé quên đi cơn đói và không mút tay. Biện pháp này khá hữu hiệu, bởi dần dần bỏ việc mút tay làm bé quên luôn hành động này.
Giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu”
Biện pháp này dành cho những bé lớn hơn một xíu, khi đó bé hiểu được lời của người lớn. Khi bé chuẩn bị đưa ngón tay vào miệng, bạn hãy dịu dàng ngăn lại rồi tâm sự nhỏ nhẹ với bé rằng hành động mút tay là xấu, mút tay có thể làm con đau bụng và khi lớn răng con sẽ không đẹp, những lời nói nhẹ nhàng này làm bé nhận ra mút tay có hại và sẽ bỏ dần.
Còn nếu bạn muốn sửa cho bé nhỏ hơn, thì kết hợp với hành động là không cho bé mút tay, việc này yêu cầu bạn lúc nào cũng quan sát bé, mỗi lần ngăn cản sẽ làm bé hình thành thói quen không đưa tay vào miệng.
Dùng phần thưởng để bé cai mút tay
Hãy dùng những phần thưởng cho bé như đồ chơi, kẹo, bánh,… nếu bé không đưa tay vào miệng. Cách này sẽ hữu hiệu cho những bé từ 6 tháng tuổi trở lên, vì lúc này bé đang học quan sát, học hỏi. Bạn động viên, khích lệ bé bằng một tràng vỗ tay và khen bé giỏi khi bé không mút tay, dần dần trẻ con sẽ hiểu mút tay là xấu.
Tạo cho bé cảm giác an tâm, thoải mái
Ngoài bị đói mới mút ngón tay ra thì bé khi không có cảm giác an toàn, chúng sẽ thực hiện thói quen này. Bố mẹ nên quan tâm bé thường xuyên, ở bên bé, đừng la mắng khi thấy bé đang mút ngón tay mà từ từ khuyên bảo.
Dùng động tác ngăn trở kết hợp cùng khuyên bảo với bé hành động này là xấu, âu yếm vuốt ve bé, chúng sẽ dần quen việc không mút tay thay vì mắng hay đánh trẻ. Bạn có thể cho trẻ ngậm núm giả hay chơi với thú bông, trẻ vận động hai tay nhiều, rồi sẽ quên ngay và thoải mái chơi đùa.
Phương pháp “chất lỏng nhắc nhở”
Một cách khá hữu hiệu là bôi một chất lỏng có vị mà bé không thích như chua hoặc đắng để ngăn cản bé mút tay.
Nếu bé mút phải cảm thấy đắng, chua sẽ hình thành việc bé nghĩ là mút tay không thú vị và từ bỏ nó, tránh đừng dùng vị cay hăng sẽ làm bé khó chịu và dễ kích ứng da, mắt của trẻ. Chất lỏng tốt nhất có nguồn gốc tự nhiên như nước chanh.
Đánh lạc hướng bé
Khi bạn thấy bé mút tay thì đừng mắng mà hãy vui đùa với bé, cho bé cầm đồ chơi, thu hút và phân tán sự chú ý của trẻ bằng những hành động khác nhau, để chúng quên thói quen mút tay.
Sử dụng ti giả
Các núm giả, ti giả thường là dụng cụ cứu cánh cho các bà mẹ để trị việc mút ngón tay. Khi cho bé mút ti, trẻ sẽ tập trung vào việc mút núm vú, cảm giác thoải mái như đang bên bầu sữa mẹ. Tuy vậy, việc này cũng nên hạn chế khi trẻ bắt đầu lớn lên cũng như nó sẽ làm thay đổi thói quen bú sữa mẹ, làm bé bú ít, sữa tiết ra ít, giảm chất lượng.
Ti giả còn có khả năng gây viêm tai giữa, cũng như nếu núm vú giả không vệ sinh kĩ cũng dễ đưa vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào miệng.
Bắt đầu cai từ những điều đơn giản
Bạn có thể cai mút tay cho bé bằng những hành động đơn giản, lưu ý không làm bé sợ hoặc la mắng bé mà luôn nhẹ nhàng, kiên nhẫn từ tốn. Trẻ con từ 6 tháng trở lên đã linh động, biết quan sát người lớn và chúng bắt đầu học hỏi mọi thứ xung quanh, tiếp thu những kiến thức.
Thay vì mắng bé thì hãy làm bé hiểu việc mút tay là xấu như đè tay bé lại nói với bé làm việc này là xấu. Khích lệ, khen bé giỏi khi bé làm tốt hay khi lúc bé ngủ, chỉ cần bé chuẩn bị mút tay là bạn đánh lạc hướng, vui chơi với bé, bé sẽ quên việc mút tay từ từ và bỏ hẳn.
4 Những lưu ý khi giúp bé hết mút tay
Cha mẹ cần kiên nhẫn
Thật ra việc giúp bé cai bất cứ thói quen nào đều cần sự kiên nhẫn, tận tình cả. Thói quen hình thành rất khó một sớm một chiều sửa được ngay, vì vậy trẻ cần có thời gian thích ứng và nhận ra hành động của mình là đúng hay sai, rồi dần dần sửa đổi. Các bậc cha mẹ nên ở bên trẻ và động viên bé nhiều, để bé có cảm giác an tâm hơn, thư giãn từ bỏ hành động mút tay.
Không la rầy bé, gây cảm giác sợ cho bé
Nhiều bậc cha mẹ dạy bé từ bỏ mút tay sẽ cảm thấy áp lực, không thể kiên nhẫn nên sẽ dùng hành động to tiếng, mắng bé hoặc thậm chí đánh vào tay bé để bé sợ. Người lớn sẽ nghĩ trẻ con sợ hãi sẽ bỏ thói quen có hại đấy, nhưng ít ai hiểu được mình đang tạo một cảm giác không an toàn, một hình ảnh hung dữ trong mắt trẻ, làm bé sợ hãi và rụt rè hơn sau này.
Chắc hẳn trước khi làm cha mẹ thì các bậc phụ huynh cũng chưa từng học được làm bố mẹ sao cho đúng, giống như học sinh mới nhập học vậy. Thay vì làm trẻ sợ sệt, ảnh hưởng tâm lý sau này thì hãy dùng lời nói dịu dàng, hành động nhẹ nhàng dạy bé, giúp bé cai mút tay, thậm chí những tật xấu sau này, điều này sẽ có lợi cho phát triển tâm sinh lý của trẻ, làm trẻ mở rộng bản thân với cha mẹ.
Bên trên là một số cách giúp cha mẹ cai mút tay cho bé, hy vọng qua bài viết các bạn có thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh gút nên ăn gì? 10 thực phẩm tốt cho người bệnh gout
- 9 thực phẩm này nếu nấu không kỹ sẽ độc hơn cả thạch tín
- Ăn đồ đông lạnh lâu ngày liệu có ảnh hưởng tới sức khỏe?
Mua sữa bột cho bé tại Pgdphurieng.edu.vn để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ ngay nhé:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mách mẹ 8 mẹo giúp bé hết mút tay tại nhà cực hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.