Bạn đang xem bài viết Mách mẹ 7 mẹo đơn giản giúp trẻ cai ti giả dễ dàng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ti giả là vật dụng thân thiết đối với nhiều trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cho bé dùng ti giả quá lâu, quá sớm hay không đúng cách có thể để lại hậu quả khôn lường, khiến cho việc cai chúng trở nên khó khăn. Vậy, làm cách nào để cai ti giả cho bé? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Hàng sắp về
170.000₫
Xem đặc điểm nổi bật
- Ti giả cơ bản phù hợp cho các bé từ 6 – 18 tháng tuổi.
- Chất liệu an toàn với đầu ti bằng silicon mềm mại, không chứa BPA, nắp nhựa TPE, tay cầm nhựa PP.
- Thiết kế vòm miệng với 4 lỗ thoát khí lớn, cho miệng bé luôn khô thoáng, thoải mái khi ngậm.
- Ti ngậm đối xứng với đầu ti có thể gập lại, bảo vệ và hỗ trợ phát triển cấu trúc vòm miệng tự nhiên.
- Vệ sinh ti dễ dàng bằng lò vi sóng, máy khử trùng, máy rửa chén hoặc ngâm trong nước ấm.
- Thương hiệu Philips Avent của Anh – Sản xuất tại Anh
Xem chi tiết
Ti giả là gì? Có tác dụng gì đối với bé
Ti giả hay còn được gọi là tu ti là loại núm ti làm từ chất liệu cao su, chất dẻo, hoặc silicone an toàn cho trẻ sơ sinh ngậm. Dạng tiêu chuẩn của nó có một núm vú, lá chắn miệng và tay cầm đủ lớn để tránh cho trẻ bị nghẹt thở hoặc nuốt phải.
Ti giả mang đến những ưu điểm chính như: giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, hết quấy khóc, dễ ngủ hơn hay giúp cai tật mút tay ở trẻ,…
Tuy việc ngậm ti giả mang lại nhiều lợi ích nhưng các mẹ cũng lưu ý không nên lạm dụng cho bé sử dụng kéo dài, khiến bé trở nên phụ thuộc vào ti giả. Hãy giúp bé dần từ bỏ việc sử dụng núm ti giả vào những thời điểm thích hợp như bé đã được khoảng 1 tuổi, sức khỏe tốt, không còn quấy khóc.
Mẹo nhỏ cho mẹ giúp trẻ cai ti giả
Cho bé cai ti giả một cách từ từ
Đây là phương pháp giúp trẻ cai ti giả mà không bị hụt hẫng. Ban đầu, mẹ hãy cất ti giả ở nơi khuất mắt bé để bé không tìm được. Đến khi bé đòi chiếc ti giả của mình, hãy bảo rằng bạn sẽ đưa cho bé sau. Mẹ hãy cố gắng trấn an con là con sẽ không sao cả và chuyển sang hoạt động khác.
Sau đó, để bé quên dần rằng mình đang đòi ti giả, mẹ hãy cho bé ăn vặt hoặc dẫn bé đi chơi hay chơi đồ chơi cùng bé. Nếu bé cảm thấy vui, bé sẽ không nghĩ nhiều đến ti giả của mình nữa. Nếu bé vẫn không chịu, hãy đưa cho bé thứ gì đó mới mẻ như là một đồ chơi mới, không nên ép buộc hay giằng co với bé.
Tất nhiên, trong ngày, cũng có lúc bé được dùng ti giả, nhưng dần dần mẹ hãy tăng thời gian từ chối đưa ti giả đến khi bé không còn nghĩ về nó. Cữ ngủ ngày và tối sẽ là nấc cuối cùng trong việc cai ti giả cho con vì đây là thời điểm mà bé cần và đòi ngậm ti nhiều nhất.
Dùng biện pháp “mạnh” để cai ti giả cho bé
Phương pháp này không dành cho những bà mẹ “yếu tim”, đây là cách nhanh nhất để đạt được kết quả. Bạn cần kiên nhẫn và quyết tâm rất lớn. Bất chấp bé khóc lóc bao lâu, la hét và cầu xin, bạn cần giữ vững lập trường của mình và nhất quyết không đưa bé cho đến khi bé chấp nhận không có ti giả.
Tuy nhiên, cần lựa chọn đúng thời điểm sử dụng cách này. Trong vòng 1-2 tuần, bạn sẽ rèn được bé từ bỏ ti giả.
Trò chuyện với bé
Bố mẹ hãy trò chuyện với con và dỗ dành bé nên bỏ ti giả đi. Hãy cho bé có quyền quyết định và hãy hưởng ứng bằng cách đề nghị thưởng cho bé vào những ngày bé không ngậm ti.
Mẹ có thể lập cho bé một bảng ghi thành tích theo ngày tháng. Mỗi ngày bé không ngậm ti giả, hãy dán cho bé một “bông hoa bé ngoan” và động viên là con rất giỏi.
Nếu bé đòi ti giả của bé, hãy cho bé biết là nếu vậy con sẽ không được “hoa bé ngoan” đâu. Cách này thường rất hữu dụng với những cô bé, cậu bé hiếu thắng và thích làm người lớn.
“Cách li” ti giả ra khỏi tầm nhìn và tâm trí của bé
Hãy để tất cả ti giả của bé ở 1 nơi bé không thể nhìn thấy, không thể với tới, thậm chí ngay cả bạn cũng không thể nhìn thấy hoặc với tới. Bởi vì khi bé khóc, bạn có thể sẽ mủi lòng và kế hoạch sẽ thất bại.
Tìm phương án thay thế
Bất cứ khi nào bạn thấy phù hợp để cai ti giả cho bé, thì hãy thử giới thiệu những món đồ chơi khác để bé quên đi. Hoặc có thể bạn cho bé đi ra ngoài, xem hoạt hình trên Youtube…, cố gắng vận dụng tất cả để giúp bé quên “món” ti giả khoái khẩu của mình.
Tuy nhiên, nên cẩn thận khi bạn định dùng đồ ăn nhẹ để thay thế. Thói quen ăn uống thoải mái với đồ ăn vặt còn có hại hơn rất nhiều so với chứng nghiện ti giả.
Thu hẹp dần thời gian bé có thể ngậm ti
Giảm dần thời lượng bé sử dụng ti giả mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể giữ ti giả trong túi và tăng số lượng thời gian bạn kiên nhẫn đưa cho bé dù bé có khóc lóc đòi. Về nguyên tắc, trẻ sẽ dần nhận ra chúng cần làm quen với việc phải từ bỏ ti giả và dừng lại việc đòi hỏi.
Dùi lỗ vào ti giả của bé
Khi bạn không muốn bé dùng đến nó nữa và muốn bỏ nó đi, hãy dùi một cái lỗ trên đó, khiến nó không còn hoạt động khi bé mút nó. Điều này làm cho đứa trẻ tự nghĩ là nó đã hỏng và bé sẽ không còn thích nó nữa.
- Các loại chất liệu bình sữa trên thị trường và cách phân biệt
- Máy hâm sữa là gì? Có công dụng gì? Các bà mẹ có nên sử dụng không?
- Các sai lầm thường gặp khi hâm, bảo quản, trữ đông, rã đông sữa mẹ
Hy vọng với những thông tin mà bài viết đem đến, mẹ sẽ giúp trẻ cai ti giả một cách dễ dàng nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mách mẹ 7 mẹo đơn giản giúp trẻ cai ti giả dễ dàng tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.