Bạn đang xem bài viết Lysine là gì? Tác dụng, cách dùng, thực phẩm chứa Lysine tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lysine là một loại acid amin thiết yếu cho cơ thể, không như các acid amin khác, cơ thể không tự tổng hợp được lysine mà phải bổ sung từ bên ngoài. Vậy lysine là gì và cách dùng sao cho hợp lý, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Lysine là một loại acid amin cần thiết cho cơ thể. Cơ thể bạn cần lysine để có thể hoạt động tốt, giúp các mô trong cơ thể phát triển và phục hồi. Vì thế thiếu hụt lysine có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, rụng tóc, chán ăn…Việc bổ sung quá nhiều Lysine cũng sẽ gây những tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa của bạn.
Lysine là gì?
Lysine là một acid amin quan trọng cấu tạo nên protein cho cơ thể, một acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ nguồn bên ngoài. Lysine được tìm thấy trong các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt và đậu nành.
Là một acid amin, lysine góp phần xây dựng các cơ bắp và collagen, một thành phần quan trọng cấu tạo nên sụn, mô liên kết và da. Bên cạnh đó, lysine còn kích thích sản xuất carnitine, một chất được cơ thể sử dụng giúp chuyển hóa các acid béo thành dạng năng lượng có thể sử dụng được.
L-lysine là dạng mà cơ thể bạn có thể sử dụng được và chúng được tìm thấy trong thực phẩm hoặc trong thực phẩm chức năng.
Các tác dụng của lysine với cơ thể
Giúp giảm mụn rộp ở môi
Mụn rộp hay Herpes môi là một bệnh nhiễm trùng, thường xuất hiện ở môi hoặc khóe miệng của bạn. Chúng xuất hiện dưới dạng mụn nước, chứa đầy chất lỏng bên trong, gây khó chịu, ngứa rát và đau. Nguyên nhân gây mụn rộp là do virus herpes simplex type 1 (HSV-1). Khi bạn đang trong tình trạng căng thẳng hoặc hệ miễn dịch của bạn suy yếu, virus herpes sẽ dễ tấn công cơ thể bạn hơn từ đó dễ kích hoạt sự phát triển của mụn rộp.
Lysine giúp ngăn chặn arginine, một acid amin cần thiết cho sự phát triển của HSV-1. Vì thế làm giảm thời gian bị mụn rộp và tái phát bệnh. Một nghiên cứu cho thấy, bổ sung 1g lysine hàng ngày giúp giảm mụn rộp ở 26 người dễ bị tái phát mụn rộp. Nghiên cứu đã quan sát nồng độ Lysine trong máu ở mức 165nmol/L được cho là có liên quan đến sự giảm mụn rộp. Khi nồng độ lysine trong máu thấp hơn mức này, có nguy cơ các nốt mụn rộp sẽ xuất hiện [1].
Các nghiên cứu cho thấy lysine có thể làm giảm thời gian hoặc sự tái phát của mụn rộp, nhưng các bằng chứng của nghiên cứu lại không đồng nhất.
Giảm căng thẳng
Lysine có thể giúp giảm căng thẳng và giảm cortisol, một hormon gây căng thẳng do vỏ thượng thận tiết ra. Nghiên cứu gần đây cho thấy lysine có tiềm năng trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.
Một nghiên cứu cho thấy lysine ngăn chặn các thụ thể liên quan đến phản ứng căng thẳng. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy ở những con chuột đã giảm đi tình trạng tiêu chảy do căng thẳng khi mà chúng được cung cấp lysine [2]. Một nghiên cứu kéo dài một tuần ở 50 người khỏe mạnh đã cho thấy rằng: bổ sung 2.64g lysine và arginine giúp làm giảm lo lắng và giảm nồng độ hormon cortisol [3].
Cải thiện sự hấp thu canxi
Lysine giúp cơ thể bạn hấp thu canxi và làm giảm tình trạng bài tiết canxi qua đường nước tiểu. Thậm chí, lysine còn giúp làm giảm nguy cơ tích tụ canxi trong lòng mạch máu.
Một nghiên cứu ở những người phụ nữ được cung cấp duy nhất 3g canxi cho thấy có sự gia tăng dần lượng canxi trong nước tiểu. Tuy nhiên, những người phụ nữ được bổ sung 400mg Lysine mất ít canxi qua đường nước tiểu hơn [4]. Lysine đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa sự tích tụ canxi trong các mạch máu ở chuột. Sự lắng đọng này là một yếu tố nguy cơ của các bệnh tim mạch [5].
Thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương
Lysine là một chất cần thiết cho sự hình thành collagen, một loại protein giúp hỗ trợ và tạo cấu trúc vững chắc cho da và xương. Bên cạnh đó, sản sinh collagen giúp quá trình phục hồi vết thương nhanh hơn.
Bản thân lysine có thể hoạt động như là một chất liên kết, do đó làm tăng số lượng tế bào mới tại vết thương. Thậm chí có thể thúc đẩy sự hình thành các mạch máu mới.
Trong một nghiên cứu ở động vật, sự kết hợp của lysine và arginine có thể cải thiện quá trình chữa lành gãy xương [6].
Việc bổ sung bằng đường uống có thể giúp chữa lành các vết thương. Bên cạnh đó, việc thoa gel trực tiếp lên vết thương có thể mang lại hiệu quả. Một nghiên cứu đã cho thấy việc thoa gel chứa lysine lên miệng vết thương giúp làm giảm nhiễm trùng, thời gian hồi phục nhanh hơn so với không sử dụng [7].
Giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư
Một số nghiên cứu ở chuột bị ung thư cho thấy sự kết hợp của lysine và catechin, một chất chống oxy làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư [8].
Bên cạnh đó bổ sung lysine giúp làm giảm và ngăn ngừa viêm niêm mạc do xạ trị hoặc hóa trị. Do lysine là một thành phần cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, collagen cần thiết cho việc duy trì mô liên kết, giúp chữa lành vết thương ở niêm mạc [9].
Duy trì sức khỏe mắt
Một số nghiên cứu ở chuột bị mắc bệnh tiểu đường cho thấy bổ sung lysine có thể ngăn ngừa sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thế [10]. Một số nghiên cứu đã báo cáo những cải thiện đánh kể về thị giác ở những bệnh nhân bị đục thủy tinh thể khi được cho uống muối lysine 500mg x 3 lần/ngày [11]. Tuy nhiên những thông số của báo cáo chưa đủ tin cậy để có thể chấp nhận.
Giảm lượng đường trong máu
Một nghiên cứu ở 13 đối tượng khỏe mạnh cho thấy uống lysine giúp làm giảm một ít glucose trong huyết thanh và tăng nồng độ insulin và glucagon. Tuy nhiên cần nghiên cứu nhiều để làm rõ [12].
Uống duy nhất lysine làm tăng đáp ứng của insulin, trong khi đó uống lysine cùng với glucose làm tăng nồng độ insulin cơ thể. Lysine kích thích sự gia tăng glucagon, trong khi đó glucose làm giảm nồng độ glucagon trong cơ thể
Giảm huyết áp ở người bị tăng huyết áp
Một nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên có đối chứng ở 180 người từ độ tuổi 18-45 tuổi đã cho thấy bổ sung lysine làm giảm huyết áp tâm thu ở những người bị tăng huyết áp có nồng độ lysine trong cơ thể thấp. Sau 112 ngày uống 1000mg mỗi ngày, nhóm người được cho bổ sung lysine giảm đáng kể huyết áp tâm thu so với nhóm chứng. Lysine có thể kiểm soát các phản ứng bất thường từ các yếu tố tâm lý, được cho là có ảnh hưởng đến nhịp tim và từ đó làm tăng huyết áp. Những kết quả này cho thấy lysine là một chất dinh dưỡng hữu ích có thể hỗ trợ các thuốc điều trị tăng huyết áp [13].
Cách dùng lysine
Đối với lysine, bạn có thể dùng bằng đường uống hoặc đường bôi. Các chuyên gia tin rằng, uống lysine với nước khi bụng đói cho hiệu quả tối ưu. Có thể uống vào lúc vừa thức dậy hoặc trước khi ăn sáng.
Một số nghiên cứu đã cho thấy sử dụng liều 100mg đến 4g mỗi ngày đã đem lại những lợi ích cho cơ thể. Tùy theo trọng lượng cơ thể mà mỗi người cần một liều lượng khác nhau [14]:
– Người lớn: 12mg/kg.
– Trẻ em từ 11-12 tuổi: 44mg/kg.
– Trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi: 97mg/kg.
Những người sử dụng acid amin này để tăng cường tập luyện thể thao nên dùng nó trước khi ngủ hoặc trước tập luyện để đạt được lợi ích tốt.
Hầu hết mọi người đều có đủ lysine mà không cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, những người không ăn các sản phẩm động vật, bao gồm thịt, sữa và trứng, nên đảm bảo rằng họ đang nhận đủ lysine từ các nguồn thực vật.
Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng lysine
Lysine khá an toàn khi sử dụng liều 3g mỗi ngày. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng lysine với liều từ 10-15g một ngày, sẽ có những tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa như: tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày.
Những loại thực phẩm chứa lysine
Lysine có thể được tìm thấy ở những thực phẩm giàu protein như thịt, cá, sữa hoặc ở các loại thực vật.
– Thịt: thịt bò, thịt gà, thịt cừu
– Hải sản: trai, tôm, hàu
– Cá: cá hồi, cá tuyết, cá ngừ
– Sữa và các sản phẩm từ sữa
– Rau củ: khoai tây, ớt, tỏi
– Trái cây: bơ, lê…
– Các loại đậu và hạt: đậu nành, hạt bí ngô, hạt điều…
Trên đây là những thông tin liên quan tới lysine. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lysine. Hãy bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để tránh sự thiết hụt lysine và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi có nhu cầu sử dụng lysine, để được tư vấn sử dụng đúng cách.
Nguồn: healthline, medicalnewstoday
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Cách dùng, liều dùng lysine hợp lý, an toàn, hiệu quả
>>>>> Có nên bổ sung lysine cho trẻ?
-
Now Double Strength L-Lysine 1000mg tăng đề kháng
Nguồn tham khảo
-
Lysine as a prophylactic agent in the treatment of recurrent herpes simplex labialis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6438572/
-
l-Lysine acts like a partial serotonin receptor 4 antagonist and inhibits serotonin-mediated intestinal pathologies and anxiety in rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC307574/
-
Oral treatment with L-lysine and L-arginine reduces anxiety and basal cortisol levels in healthy humans
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17510493/
-
Dietary L-lysine and calcium metabolism in humans
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1486246/
-
Dietary l-Lysine Prevents Arterial Calcification in Adenine-Induced Uremic Rats
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4147981/
-
Role of lactose, arginine and lysine combination in fracture healing (an experimental study)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8712622/
-
Enhanced healing of ulcers in patients with diabetes by topical treatment with glycyl-l-histidyl-l-lysine copper
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17147644/
-
(+)-Catechin in a 1:2 Complex with Lysine Inhibits Cancer Cell Migration and Metastatic Take in Mice
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29255416/
-
L-lysine
https://www.cancer.gov/publications/dictionaries/cancer-drug/def/l-lysine
-
Beneficial effect of lysine and amino acids on cataractogenesis in experimental diabetes through possible antiglycation of lens proteins
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9878222/
-
Bendazac lysine. A review of its pharmacological properties and therapeutic potential in the management of cataracts
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2190795/
-
Lysine ingestion markedly attenuates the glucose response to ingested glucose without a change in insulin response
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19553295/
-
Effect of lysine supplementation on hypertensive men and women in selected peri-urban community in Ghana
https://bmcnutr.biomedcentral.com/articles/10.1186/s40795-017-0187-6
-
L-Lysine
https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/L-lysine#section:Chemical-Co-Occurrences-in-Literature
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lysine là gì? Tác dụng, cách dùng, thực phẩm chứa Lysine tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.