Bạn đang xem bài viết Lycopene là gì? Những lợi ích của lycopene đối với cơ thể tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lycopene là chất dinh dưỡng có trong nhiều loại thực phẩm, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng hiểu rõ lycopene là gì. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về lycopene cũng như những lợi ích của lycopene đối với cơ thể nhé.
Nếu thường xuyên tìm hiểu về các hoạt chất tốt cho sức khỏe chắc hẳn bạn đã từng nghe qua lycopene với những công dụng tuyệt vời của nó đối với cơ thể đặc biệt là với làn da của chúng ta. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về lycopene, các lợi ích của lycopene đối với cơ thể cũng như là các thực phẩm giàu lycopene trong tự nhiên.
Lycopene là gì?
Lycopene là một loại sắc tố hữu cơ được gọi là carotenoid. Đó là sắc tố tạo ra màu đỏ và hồng của trái cây, chẳng hạn nhưcà chua, dưa hấu và bưởi hồng.
Lycopene là một chất dinh dưỡng thực vật có đặc tínhchống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
Lycopene có liên quan đến các lợi ích sức khỏe, từ sức khỏe tim mạch đến bảo vệ chống lại ánh nắng mặt trời và một số loại ung thư.
Những lợi ích của lycopene với cơ thể
Lycopene có tính chống oxy hóa mạnh
Chất chống oxy hóa như lycopene giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị hư hại do các hợp chất được gọi là gốc tự do gây ra.
Các nghiên cứu về vai trò tiềm năng của carotenoid như là chất chống oxy hóa đối với sức khỏe con người và bệnh tật cho thấy rằng các đặc tính chống oxy hóa của lycopene có thể giúp giữ mức độ gốc tự do ở mức cân bằng, bảo vệ cơ thể bạn chống lại một số tình trạng stress oxy hóa, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường , bệnh tim và bệnh Alzheimer. [1]
Ngoài ra, các nghiên cứu về lycopene cải thiện tổn thương oxy hóa trên chuột đực cũng cho thấy rằng lycopene có thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị tổn thương do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bột ngọt và một số loại nấm.[2]
Lycopene bảo vệ cơ thể, chống lại một số loại ung thư
Hoạt động chống oxy hóa mạnh của lycopene có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của một số loại ung thư.
Ví dụ như trong nghiên cứu về hoạt động của lycopene trong các tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt ở người cho thấy lycopene có thể làm chậm sự phát triển của ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt bằng cách hạn chế sự phát triển của khối u. [3]
Trong một nghiên cứu khác quan sát liên kết về việc hấp thu carotenoid và nguy cơ ung thư phổi ở Hoa Kì đã chứng minh hấp thụ nhiều carotenoid, bao gồm lycopene làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi và tuyến tiền liệt đến hơn 32–50%. [4]
Lycopene giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch
Lycopene cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển hoặc tử vong sớm do bệnh tim.
Trong một nghiên cứu về ảnh hưởng của lycopene và các sản phẩm cà chua đối với sự chuyển hóa cholesterol đã chứng minh lycopene có thể làm giảm tác hại của các gốc tự do, giảm mức cholesterol LDLtoàn phần (cholesterol xấu) và tăng cholesterol HDL (cholesterol tốt). [5]
Lycopene còn được chứng minh làm giảm khả năng tử vong sớm ở bệnh nhân có vấn đề về tim mạch. Theo một nghiên cứu về ảnh hưởng của mức lycopene huyết thanh đến tỉ lệ từ vong ở người mắc hội chứng chuyển hóa đã cho thấy trong khoảng thời gian 10 năm, các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng những người mắc bệnh chuyển hóa có nồng độ lycopene trong máu cao nhất có nguy cơ tử vong sớmthấp hơn tới 39%. [6]
Tác dụng bảo vệ của lycopene đặc biệt có lợi cho những người có mức độ chống oxy hóa trong máu thấp hoặc mức độ stress oxy hóa cao. Điều này bao gồm những người lớn tuổi, người hút thuốc lá, người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.
Lycopene có thể bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời
Một thử nghiệm nhỏ về bột cà chua giàu lycopene bảo vệ chống lại sự xâm hại ánh sáng lên da ở người in vivo đã được thực hiện trong 12 tuần, những người tham gia đã tiếp xúc với tia UV trước và sau khi tiêu thụ 16 mg lycopene từ bột cà chua hoặc giả dược. Những người tham gia vào nhóm sử dụng cà chua có phản ứng daít nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với tia cực tím. [7]
Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của lycopene chống lại tác hại của tia UV cũng bị hạn chế và không được coi là có thể thay thế được cho việc sử dụng kem chống nắng.
Các lợi ích tiềm năng khác
Lycopene cũng có thể cung cấp một loạt các lợi ích sức khỏe khác – những lợi ích được nghiên cứu tốt nhất bao gồm:
Lycopene tăng cường thị lực, ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự hình thành của bệnh đục thủy tinh thể và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Lycopene giúp giảm đau thần kinh.
Lycopene có thể bảo vệ não của bạn, giúp ngăn ngừa co giật và mất trí nhớ do các bệnh liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như Alzheimer.
Lycopene góp phần giúp xương chắc khỏe hơn, nhờ vào hoạt động chống oxy hóa lycopene có thể làm chậm quá trình chết của tế bào xương, củng cố cấu trúc xương và giúp xương.
Cách bổ sung lycopene cho cơ thể
Chúng ta có thể bổ sung lycopene một cách dễ dàng thông qua các loại rau củ hằng ngày trong bữa ăn. Các thực phẩm chứa nhiều lycopene thường có màu đỏ, cam.
Một người trung bình tiêu thụ khoảng 2 mg lycopene mỗi ngày trong chế độ ăn uống của họ. Tuy nhiên, lượng lycopene này gần như không đủđể đạt được lợi ích chống oxy hóa.
Nếu dùng 15 mglycopene chiết xuất cà chua mỗi ngày cho bệnh cao huyết áp, trong 6-8 tuần có thể mang lại kết quả hữu ích.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có các dạng thực phẩm bổ sung lycopene. Lycopene thường được sử dụng ở dạng uống với liều 15 – 45 mg mỗi ngày dành cho người lớn.
Tuy nhiên, khi được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung, lycopene có thể tương tác với một số loại thuốc. Vậy nên, chất bổ sung lycopene có thể không phù hợp với tất cả mọi người và không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích như lycopene từ thực phẩm.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lycopene
Nguồn lycopene được cung cấp từ thực phẩm thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, lycopene từ các chất bổ sung, đặc biệt là khi dùng với lượng cao, có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, ăn một lượng rất cao thực phẩm giàu lycopene đã dẫn đến tình trạng đổi màu da được gọi làhiện tượng lycopenodermia.
Thêm vào đó, trong một thử nghiệm về lycopene để ngăn ngừa tiền sản giật ở các linh trưởng khỏe mạnh cũng cho thấy rằng bổ sung 2mg lycopene hàng ngày trong thời kì mang thai có thể làmtăng nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. [8]
Lycopene còn làm chậm quá trình đông máu, vì vậy nên ngừng sử dụng chất bổ sung lycopeneít nhất 2 tuầntrước khi phẫu thuật để tránh nguy cơ chảy máu trong và sau khi phẫu thuật và không dùng lycopene cùng với các loại thuốc làm chậm đông máu vì nó có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
Thực phẩm chứa lycopene
Tất cả các loại thực phẩm tự nhiên có màu hồng đậm đến đỏ thường có chứa lycopene.
Cà chua là nguồn thực phẩm giàu lycopene nhất, và cà chua càng chín thì càng chứa nhiều lycopene. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tìm thấy chất dinh dưỡng này trong một loạt các loại thực phẩm khác.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm chứa nhiều lycopene nhất trong 100 gram:
– Cà chua phơi nắng: 45,9 mg
– Cà chua nghiền: 21,8 mg
– Ổi: 5,2 mg
– Dưa hấu: 4,5 mg
– Cà chua tươi: 3,0 mg
– Cà chua đóng hộp: 2,7 mg
– Đu đủ: 1,8 mg
– Bưởi hồng: 1,1 mg
– Ớt đỏ nấu chín: 0,5 mg
Hiện tại không có khuyến nghị chính xác về lượng lycopene cần cung cấp hàng ngày. Tuy nhiên, từ các nghiên cứu hiện tại cho thấy, bổ sung từ 8–21 mglycopene mỗi ngày sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức hay và bổ ích về lycopene, hãy nhớ những lưu ý khi sử dụng lycopene và thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng này mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.
Nguồn: healthline, webmd, verywellhealth
Nguồn tham khảo
-
Potential Role of Carotenoids as Antioxidants in Human Health and Disease
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3942711/
-
Lycopene ameliorates atrazine-induced oxidative damage in adrenal cortex of male rats by activation of the Nrf2/HO-1 pathway
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27102619/
-
Lycopene acts through inhibition of IκB kinase to suppress NF-κB signaling in human prostate and breast cancer cells
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26779636/
-
Intake of specific carotenoids and risk of lung cancer in 2 prospective US cohorts
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11010942/
-
Effect of lycopene and tomato products on cholesterol metabolism
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22965217/
-
Higher levels of serum lycopene are associated with reduced mortality in individuals with metabolic syndrome
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27101758/
-
Tomato paste rich in lycopene protects against cutaneous photodamage in humans in vivo: a randomized controlled trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20854436/
-
Trial of lycopene to prevent pre-eclampsia in healthy primigravidas: results show some adverse effects
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19527386/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lycopene là gì? Những lợi ích của lycopene đối với cơ thể tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.