Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo gợi ý trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 74, 75. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 7 cho học sinh của mình.
Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm 2 bài Tập đọc Trung thu độc lập, Ở Vương quốc Tương Lai của tuần 7. Chi tiết mời thầy cô và các em tham khảo bài viết:
Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 74, 75
Câu 1
Viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao sau:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng bồ, hàng bạc, hàng gai
Hàng Buồm, Hàng thiếc, Hàng hài, Hàng Khay
Mã vĩ, Hàng Điếu, hàng giày
Hàng Lờ, hàng cót, hàng mây, hàng Đàn
Phố Mới, phúc kiến, hàng Than
Hàng mã, hàng mắm, hàng Ngang, hàng Đồng
Hàng Muối, hàng nón, cầu Đông
Hàng hòm, hàng đậu, hàng bông, hàng bè
Hàng Thùng, hàng bát, hàng tre
Hàng Vôi, hàng giấy, hàng The, hàng Gà
Quanh quanh về đến Hàng Da
Trải xem phường phố thật là đẹp xinh.
Trả lời:
Bài ca dao nêu tên 36 phố phường Hà Nội, em viết lại như sau:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay, Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày, Hàng Lược, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Muối, Hàng Nón, Hàng Hòm, Cầu Đông, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Vòi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà, Hàng Da.
Câu 2
Trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam:
a) Đố – tìm và viết đúng tên các tỉnh, thành phố.
b) Đố – tìm và viết đúng tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng.
Trả lời:
a)
* Tỉnh
- Vùng Tây Bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai.
- Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi,Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Vùng Tây Nguyên: Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng
- Vùng Đông Nam Bộ: Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Vùng Tây Nam Bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
* Thành phố thuộc Trung ương:
- Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…
b)
* Danh lam thắng cảnh:
- Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, sông Hương,…
- Núi Tam Đảo, núi Ba Vì, núi Ngự Bình, núi Bà Đen, động Tam Thanh, động Nhị Thanh, động Phong Nha,…
- Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Ngoạn Mục,…
* Di tích lịch sử:
- Thành Cổ Loa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Huế, hang Pác Bó, cây đa Tân Trào,…
Lý thuyết Viết tên người, tên địa lí Việt Nam
I. Quy tắc viết hoa
Khi viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. Ví dụ:
- Tên người: Đỗ An, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Thị Bích Ngọc,…
- Tên địa lí: Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Tháp,…
II. Chú ý
Các từ số nhà, phố, phường, quận, thành phố là danh từ chung nên không cần viết hoa Ví dụ:
- Địa chỉ: phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Nơi ở: phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luyện từ và câu: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam trang 74 Luyện từ và câu lớp 4 Tuần 7 – Tiếng Việt Lớp 4 tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.