Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo gợi ý trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 131, 132. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 13 cho học sinh của mình.
Qua đó, các em sẽ hiểu rõ hơn thế nào là câu hỏi, cách đặt dấu chấm hỏi cho đúng. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài 2 Tập đọc Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt của Tuần 13. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí:
Ghi nhớ Câu hỏi và dấu chấm hỏi
1. Câu hỏi (Còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi những điều chưa biết
2. Phần lớn câu hỏi để hỏi người khác, nhưng cũng có câu để tự hỏi mình
3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,..). Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 131
Câu 1
Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.
Trả lời:
Các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao.
- Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay lên được?
- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Câu 2
Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?
Trả lời:
Câu hỏi:
- “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?” là của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình.
- “Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?” là câu hỏi của một người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki.
Câu 3
Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
Trả lời:
Câu hỏi:
- “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?” : Dấu hiệu giúp ta nhận ra đó là câu hỏi: Từ Vì sao và dấu chấm hỏi (?)
- “Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?” Dấu hiệu nhận biết là từ thế nào và dấu chấm hỏi (?).
Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 131, 132
Câu 1
Tìm câu hỏi trong các bài Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay và ghi vào bảng có mẫu như sau .
Thứ tự | Câu hỏi | Câu hỏi của ai? | Để hỏi ai? | Từ nghi vấn |
M: 1 | Con vừa bảo gì? | Câu hỏi của mẹ | Để hỏi Cương | Gì |
Trả lời:
Thứ tự | Câu hỏi | Câu hỏi của ai? | Để hỏi ai? | Từ nghi vấn |
1. Thưa chuyện với mẹ? | Con vừa bảo gì? | Câu hỏi của mẹ | Để hỏi Cương | Gì |
Ai xui con thế? | Câu hỏi của mẹ | Để hỏi Cương | Thế | |
2. Hai bàn tay | Anh có yêu nước không? | Câu hỏi của Bác Hồ | Hỏi bác Lê | Không |
Anh có thể giữ bí mật không? | Câu hỏi của Bác Hồ | Hỏi bác Lê | Không | |
Anh có muốn đi với tôi không? | Câu hỏi của Bác Hồ | Hỏi bác Lê | Không | |
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền? | Câu hỏi của bác Lê | Hỏi Bác Hồ | Đâu | |
Anh sẽ đi với tôi chứ? | Câu hỏi của Bác Hồ | Hỏi bác Lê | Chứ |
Câu 2
Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu.
M: Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Câu hỏi:
– Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát thế nào ?
– Chữ ai xấu?
– Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém ?
– Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát dù hay vẫn bị điểm kém ?
Trả lời:
– Câu: Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì.
Câu hỏi:
- Bà hàng xóm kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát có suy nghĩ gì về lá đơn viết cho bà cụ?
- Văn dù có hay đến đâu mà chữ không ra chữ thì kết cục sẽ thế nào?
– Câu: Mỗi buổi tối ông viết xong mười mấy trang mới chịu đi ngủ.
Câu hỏi:
- Để luyện chữ, mỗi buổi tối Cao Bá Quát đã làm gì?
- Buổi tối phải viết xong bao nhiêu trang ông mới đi ngủ?
– Câu: Chữ viết tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Câu hỏi:
- Sau một thời gian luyện tập, chữ viết của ông như thế nào?
- Sau khi chữ viết đã tiến bộ, ông đã làm gì?
Câu 3
Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình.
M: Mình đã đọc truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ?
Trả lời:
Không biết mình để cây bút chì ở đâu?
Bạn này trông quen quá, không biết mình đã gặp ở đâu?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi trang 131 Luyện từ và câu lớp 4 Tuần 13 – Tiếng Việt Lớp 4 tập 1 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.