Bạn đang xem bài viết Liều dùng, cách dùng acid folic (vitamin B9) tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Axit folic (vitamin B9) có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm như đậu Hà Lan, đậu lăng, cam, măng tây, bông cải xanh, lúa mì nguyên hạt… hoặc bổ sung bằng đường uống, tiêm. Vậy liều dùng, cách dùng này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.
Axit folic giúp cơ thể sản xuất và duy trì các tế bào hồng cầu, là một vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Vậy khi nào cần bổ sung acid folic, cùng tìm hiểu nhé.
Liều dùng acid folic (vitamin B9)
Liều dùng của acid folic sẽ khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Do đó cần tuân thủ đúng liều lượng do bác sĩ chỉ định hoặc đúng liều được hướng dẫn trên nhãn. Acid folic có thể được bổ sung bằng đường uống, tiêm tĩnh mạch (IV), tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
Liều dùng axit folic cho người lớn như thế nào?
– Liều thông thường dành cho người lớn thiếu máu hồng cầu to: 1 mg uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc IV một lần một ngày.
– Liều thông thường cho người lớn bị thiếu axit folic: 400 đến 800 mcg uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc IV mỗi ngày một lần.
– Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và cho con bú: 800 mcg uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc IV một lần một ngày.
Liều dùng axit folic cho trẻ em như thế nào?
Liều thông thường cho trẻ em do thiếu hụt axit folic:
– Trẻ sơ sinh: 0,1 mg uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần.
– Trẻ dưới 4 tuổi: cho trẻ dùng lên đến 0,3 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.
– Trẻ từ 4 tuổi trở lên: cho trẻ dùng lên đến 0,4 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.
Liều duy trì cho trẻ em:
– Trẻ từ 1 đến 10 tuổi: 0,1 đến 0,4 mg uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần.
– Trẻ > 10 tuổi: 0,5 đường uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần.
Cách dùng acid folic (vitamin B9)
Uống acid folic khi nào?
Axit folic là một vitamin nhóm B hòa tan trong nước. Do đó, nó được cơ thể hấp thu tốt nhất khi dạ dày còn rỗng. Các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm tốt nhất để sử dụng axit folic là vào buổi sáng, trước khi ăn sáng tầm 30 phút hoặc hai giờ sau khi ăn.
Để không quên việc uống bổ sung hằng ngày, hãy uống axit folic ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng với một cốc nước ấm.
Nếu lỡ quên một liều?
Thông thường, nếu bạn quên uống 1 liều acid folic, nó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cơ thể. Bởi vì, cơ thể chúng ta vẫn có lượng acid folic dự trữ từ những lần uống trước đó. Nếu quên uống một liều, cách xử trí tốt nhất đó là hãy bỏ qua liều đó, tiếp tục sử dụng liều tiếp theo của bạn như đã lên kế hoạch. Lưu ý, không nên sử dụng tăng gấp đôi liều lượng.
Bổ sung acid folic trong bao lâu?
Điều này phụ thuộc vào lý do tại sao bạn dùng axit folic. Ví dụ như:
– Trong thời kỳ mang thai – phụ nữ nên bổ sung axit folic trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu của thai kỳ.
– Đối với bệnh thiếu máu do thiếu folate – điều trị thường là trong 4 tháng. Nhưng nếu nguyên nhân thiếu máu do thiếu folate của bạn không thay đổi hoặc biến mất, bạn có thể phải bổ sung axit folic lâu hơn, có thể là suốt đời.
Lưu ý khi sử dụng acid folic (vitamin B9)
Acid folic có gây tương tác khi uống kèm thuốc nào không?
– Acid folic và thuốc chống co giật (Fosphenytoin, Phenobarbital): Axit folic có thể làm tăng tốc độ phân hủy của các thuốc chống co giật trong cơ thể. Nếu dùng acid folic để bổ sung thiếu folate cùng thuốc chống co giật thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm. Do đó, làm giảm làm giảm hiệu quả của các thuốc đó trong việc ngăn ngừa co giật.
– Acid folic và Methotrexate: Methotrexate hoạt động bằng cách giảm tác dụng của axit folic trong các tế bào của cơ thể. Uống axit folic cùng với methotrexate có thể làm giảm hiệu quả của methotrexate .
– Acid folic và cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
– Acid folic và Pyrimethamine: Pyrimethamine được sử dụng để điều trị nhiễm ký sinh trùng. Axit folic có thể làm giảm hiệu quả của pyrimethamine trong điều trị nhiễm ký sinh trùng.
Để tránh xảy ra tương tác bất lợi giữa hai loại thuốc đều cần thiết phải bổ sung, nên uống chúng cách nhau 2 – 3 giờ.
Uống acid folic có cần lưu ý gì không?
Axit folic thường có rất ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mẩn, ngứa, sưng (đặc biệt là ở mặt, lưỡi, họng), chóng mặt hoặc khó thở, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.
Khi dùng acid folic, tốt nhất là nên liệt kê những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Bổ sung acid folic bằng viên uống có cần thiết không?
Bạn nên bổ sung vitamin B9 từ thực phẩm hàng ngày như: măng tây, bơ, rau bina và rau diếp… Tuy nhiên, đối với một số người đang có nhu cầu bổ sung acid folic nhưng bổ sung từ thực phẩm không đủ chẳng hạn như phụ nữ mang thai, bổ sung viên uống là một cách dễ dàng để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin B9 cho cơ thể.
Mong rằng qua bài viết này có thể cung cấp những thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ hơn về liều dùng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng vitamin acid folic . Vì vậy, hãy bổ sung acid folic một cách hợp lý để nâng cao sức khoẻ của chính mình cùng những người thân nhé!
Nguồn:mayoclinic, drugs, webmd, formums…
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Thực phẩm chứa nhiều acid folic (vitamin B9)
>>>>> Bổ sung acid folic cho phụ nữ có thai
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Liều dùng, cách dùng acid folic (vitamin B9) tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.