Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em giúp các em học sinh lớp 4 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16, 17.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 3 Chủ đề 1: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử – Địa lí 4 Bài 3 trang 17
Câu 1
Lập và hoàn thiện bảng ( theo gợi ý dưới đây) về một số nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của địa phương em.
STT | Lĩnh vực | Tên gọi | Mô tả |
1 | Lễ hội | ||
2 | Món ăn | ||
3 | Phong tục, tập quán | ||
… | ? |
Trả lời:
STT | Lĩnh vực | Tên gọi | Mô tả |
1 |
Lễ hội |
Lễ hội cồng chiêng |
Các nghệ nhân mặc trang phục truyền thống cầm 1 chiếc cồng, chiêng đánh theo nhịp điệu. |
2 |
Món ăn |
Thịt trâu gác bếp |
Món thịt trâu được chế biến sạch sẽ, tẩm ướp gia vị và treo lên gác bếp đến khi khô lại. |
3 |
Phong tục, tập quán |
Phong tục ăn trầu của người lớn tuổi |
Dùng miếng vôi quét lên lá cau và nhai đến khi nào ra màu đỏ |
4 |
Trang phục |
Váy Mường |
Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, (áo ngắn) có độ dài vừa chấm eo lưng; Áo chùng, tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục; Bộ tênh (khăn thắt ở eo) và đồ trang sức |
Câu 2
Giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.
Trả lời:
Mỗi vùng đất đều có một phong tục tập quán riêng. Và các lễ hội cũng vậy, không vùng nào giống vùng nào. Như thế mới tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng đó. Tháng Giêng năm ngoái em có dịp được đi Hải Phòng và xem lễ hội Chọi trâu. Đây là lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh chọi trâu đầy ấn tượng như thế này.Lễ hội Chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở quê em không có lễ hội này. Ở Hải Phòng, lễ hội Chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân.Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào ngã quỵ trước là thua cuộc và ngược lại. Hai con trâu chọi có màu đen thẫm, làn da bóng nhẫy nhìn rất khỏe khoắn và đầy sức mạnh. Hai đôi mắt long lanh của hai chú trâu cứ nhìn chằm chằm vào nhau.Hai con trâu bắt đầu tiến gần lại với nhau, chân đạp đạp xuống đất và mũi không ngừng thở. Sừng trâu cong vút lên, khỏe mạnh và hình như chúng đang chuẩn bị tâm thế để bước vào cuộc chiến gay go, ác liệt nhất. Hai chú trâu cứ thế lao vào nhau, sừng cọ nhau, húc nhau và xô đẩy nhau không phân thắng bại.Xung quanh tiếng hò hét của những người dân khiến cho không khí của lễ hội chọi trâu trở nên náo nhiệt và vui vẻ hơn bao giờ hết. Hai chú trâu đang hì hục chiến đấu ở trên sân nền cỏ, chân của chúng làm cho những đám bỏ bị bật gốc trơ trọi ở trên mặt đất. Thi thoảng chú trâu kia húc mạnh chú trâu này khiến cho chân của trâu bị lún xuống một hố nông nhưng cũng đủ khiến cho người xem cảm thấy trận chiến đang diễn ra ác liệt. Chú trâu làng bên vì có sức khỏe dai và mạnh hơn nên đã húc chú trâu làng bạn một cái. Nhưng may sao chú trâu kia có sức kháng cự nên bật lại. Cả hai chú vẫn đang khiến người xem thót tim không biết bao nhiêu lần. Nhưng cuối cùng chú trâu to con hơn của làng bên đã làm ngã khuỵu chú trâu còn lại và kết quả lễ hội chọi trâu đã được công bố. Em rất ấn tượng với lễ hội này ở Hải Phòng.
Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử – Địa lí 4 Bài 3 trang 17
Lập kế hoạch cho buổi tham quan về một di tích lịch sử- văn hóa của địa phương em ( theo gợi ý dưới đây):
- Tên di tích
- Mục đích tham quan
- Thời gian dự kiến
- Chuẩn bị
- Các bước thực hiện
Tham khảo:
- Tên di tích: Đền chúa Thác bờ
- Mục đích tham quan: Tìm hiểu về lễ hội ở đền và con người ở khu Đền chúa Thác bờ
- Thời gian dự kiến: 1/2- 2/2
- Chuẩn bị: Chuẩn bị quần áo ấm, tiền lẻ, vàng mã, mâm cúng, nhang…
- Các bước thực hiện: Di chuyển từ điểm tập chung đến bến đò mua vé và đi vào từng hang động, đền chúa để thăm quan di tích.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.