Giải Lịch sử 9 Bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 9 Cánh diều trang 35, 36.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 7 Chương 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Cánh diều Bài 7
I. Nguyên nhân
Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh?
Trả lời:
– Chiến tranh lạnh nổ ra trước hết là do sự đối lập về hệ tư tưởng, mục tiêu, lợi ích chiến lược giữa hai siêu cường: Liên Xô và Mỹ. Sự đối lập này khiến cho quan hệ đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai tan rã, thay vào đó là tình trạng căng thẳng, đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô. Bên cạnh đó, Mỹ lo ngại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam châu Âu, do đó đã thực hiện chính sách ngăn chặn, bao vây, cô lập Liên Xô.
II. Biểu hiện
Trình bày những biểu hiện của Chiến tranh lạnh?
Trả lời:
– Ngày 12-3-1947, Tổng thống Mỹ H. Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, chính thức phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô.
– Cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đều chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quốc phòng. Bên cạnh đó, hai nước còn cạnh tranh sức mạnh kinh tế, khoa học – kĩ thuật,… Tuy không có đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, khung hoàng vẫn bùng nổ, tiêu biểu như các cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp và Mỹ, chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953),..
– Tháng 3-1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền ở Liên Xô, quan hệ Liên Xô – Mỹ từng bước trở nên hoa dịu. Tháng 12-1989, tại quốc đảo Man-ta (ở Địa Trung Hải). Goóc-ba-chốp và Bút-sơ (cha) đại diện cho hai chính phủ Liên Xô và Mỹ, tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
III. Hậu quả
Nêu hậu quả của Chiến tranh lạnh?
Trả lời:
– Đẩy thế giới vào tình trạng căng thẳng , đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới có sử dụng vũ khí hạt nhân.
– Khiến nền kinh tế Mỹ và Liên Xô suy yếu, tạo cơ hội cho các nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên.
– Dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ; xung đột khu vực có sự tham gia của cả hai khối.
– Để lại hậu quả đối với thế giới như vấn để vũ khí hạt nhân, nạn khủng bố, chia cắt đất nước,…
Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 9 Cánh diều Bài 7
Luyện tập
Hoàn thành bảng tóm tắt về Chiến tranh lạnh theo các nội dung: nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả vào vở ghi.
Trả lời:
Chiến tranh lạnh |
|
Nguyên nhân |
– Sự đối lập về hệ tư tưởng, mục tiêu, lợi ích chiến lược giữa hai siêu cường: Liên Xô và Mỹ. – Mỹ lo ngại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới |
Biểu hiện |
– Cả hai siêu cường Mỹ và Liên Xô chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quốc phòng. Bên cạnh đó, hai nước còn cạnh tranh sức mạnh kinh tế, khoa học – kĩ thuật: + Kinh tế:
+ Quân sự:
– Tuy không có đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô nhưng các cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng vẫn bùng nổ – Tháng 3-1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền ở Liên Xô, quan hệ Liên Xô – Mỹ trở nên hoà dịu. – Tháng 12-1989, tại quốc đảo Man-ta (trên biển Địa Trung Hải), Goóc-ba-chốp và Bút-sơ (cha) đại diện Chính phủ Liên Xô và Mỹ, tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. |
Hậu quả |
– Đẩy thế giới vào tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới có vũ khí hạt nhân. – Khiến nền kinh tế Mỹ và Liên Xô suy yếu, tạo cơ hội cho các nước Tây Âu và Nhật Bản vươn lên. – Dẫn đến các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực có sự tham gia của cả hai khối. – Để lại hậu quả đối với thế giới như vẫn để vũ khí hạt nhân, nạn khủng bố, chia cắt đất nước. |
Vận dụng
Sưu tầm tài liệu về một cuộc chiến tranh cục bộ, khủng hoảng trong Chiến tranh lạnh mà em quan tâm. Giới thiệu tài liệu đó với thầy cô và bạn học.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 9 Bài 7: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) Soạn Sử 9 sách Cánh diều trang 35, 36 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.