Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX giúp các em học sinh lớp 8 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, biết cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 47, 48, 49, 50.
Qua đó giúp các em củng cố kiến thức về phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX và cuộc cách mạng Nga năm 1905 – 1907. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 7Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX cho học sinh của mình. Vậy dưới đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sử 8 Bài 7, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 7
I. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
– Sau thất bại của Công xã Pa ri, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vì :
- Cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa , giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng .
- Mác và Ăng – ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân .
- Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân .
- Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao
-Các phong trào tiêu biểu
Thời gian | Địa điểm | Nội dung |
1899 | Anh | Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương. |
1893 | Pháp | Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893. |
01/05/1886 | Mỹ | 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình đòi ngày làm 8 giờ. |
*Nhận xét về phong trào công nhân so với trước Công xã Pari: phát triển rộng, hoạt động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước.
Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1862, nguồn: Internet
2. Quốc tế thứ hai 1889-1914 .
a. Hoàn cảnh
- Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời (như 1875 :Đảng cã hội dân chủ Đức ; 1879 Đảng Công nhân Pháp ; 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành .)
- Đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay cho Quốc tế thứ nhất, nên ngày 14-7-1889 kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba xti , 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai
b. Hoạt động từ 1889-1914
- 1889- 1895 : dưới sự lãnh đạo của Ang ghen , Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng cho phong trài của công nhân quốc tế.
- 1895- 1914 : Quốc tê bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn. Các đảng của Quốc tế thứ hai, ủng hộ chính phủ tư sản gây chiến tranh.
Khi chiến tranh thế gưới thứ nhất bùng nổ ( 1914) Quốc tế thứ hai phân hóa và tan ra.
II. Phong trào công nhân và cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907
1. Lênin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga.
- Lê nin ( 1870-1924) tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác
- 1903 Lê-nin thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga
* Nội dung Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga
- Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản thành lập chuyên chính vô sản .
- Trước mắt là đánh đổ chế độ Nga Hoàng thành lập nước Cộng hòa, thi hành nhữngcải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân .
2. Cách mạng Nga 1905-1907.
* Nguyên nhân:
- Đầu thế kỷ XX nước Nga khủng hỏang, đời sống của nông dân và nhân dân lao động khốn khổ, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt, nhân dân chán ghét chế độ Nga hoàng.
- Thất bại của Nga trong chiến tranh Nga – Nhật làm cho kinh tế, chính trị xã hội khủng hoảng trầm trọng.
*Diễn biến
- 9/1/1905, công nhân Pê-téc-bua biểu tình hòa bình nhưng bị Nga hoàng đàn áp dã man.
- 5/1905, nông dân nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ. Sau đó 1 tháng, thủy thủ trên chiếm hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.
- 12/1905, nhân dân ở Mát-xcơ-va nổi dậy khởi nghĩa nhưng thất bại. Phong trào kéo dài đến năm 1907.
- Thủy thủ tàu Pô -tem – kin, nguồn: Internet
*Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905 -1907
- Giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản . Làm suy yếu chế độ Nga Hòang . Là bước chuẩn bị cho cuộc CMXHCN sẽ diễn ra vào năm 1917
- Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa và phụ thuộc.
Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Bài 7
Câu hỏi trang 47
– Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?
Trả lời:
– Ở Anh, có cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc giới chủ phải tăng lương (1899).
– Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử (1893).
– Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.
– Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).
Câu hỏi trang 48
– Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?
Trả lời:
– Hoàn cảnh ra đời:
- Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở các nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
- Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
– Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:
Do sự xâm nhập của chủ nghĩa cơ hội, Quốc tế thứ hai đã từ bỏ lập trường vô sản, ủng hộ chính phủ tư sản, đẩy công nhân, nông dân các nước vào cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 7 trang 50
Bài 1
Nêu một số sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Gợi ý đáp án:
Sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là:
- Ở Anh, có cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc giới chủ phải tăng lương (1899).
- Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử (1893).
- Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.
- Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).
Bài 2
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905 – 1907.
Gợi ý đáp án:
* Đối với nước Nga:
– Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.
– Báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra.
– Là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng tháng Mười 1917.
* Đối với thế giới:
– Ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở các nước Tây Âu, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thời kì “châu Á thức tỉnh”.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX Soạn Lịch sử 8 trang 50 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.