pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích

Lịch sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 – 1939) Soạn Lịch sử 8 trang 103

Tháng 10 28, 2023 by Pgdphurieng.edu.vn

Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 – 1939) Soạn Lịch sử 8 trang 103 ✅ tại website Pgdphurieng.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á giúp các em học sinh lớp 8 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, biết cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 103.

Qua đó giúp các em củng cố kiến thức về những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á cho học sinh của mình. Vậy dưới đây là nội dung chi tiết tài liệu giải Lịch sử 8 Bài 20 trang 103, mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • Lý thuyết Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á
    • I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
    • II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
  • Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Bài 20
  • Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 20 trang 103
    • Bài 1 (trang 103 SGK Lịch sử 8)
    • Bài 2 (trang 103 SGK Lịch sử 8)
    • Bài 3 (trang 103 SGK Lịch sử 8)
    • Bài 4 (trang 103 SGK Lịch sử 8)

Lý thuyết Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á

I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

1. Những nét chung

– Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh, lên cao và lan rộng ở nhiều khu vực trên thế giới. Tiêu biểu là cách mạng ở trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, và In-đô-nê-xia.

– Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập và nhiều nước giữ vị trí lãnh đạo. Các Đảng cộng sản cũng lần lượt được thành lập ở các nước.

* Các phong trào tiêu biểu

  • Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc 4-5-1919
  • Cách mạng Mông Cổ thắng lợi, nước dân chủ nhân dân Mông Cổ ra đời.
  • Phong trào ở Đông Nam Á lan rộng khắp nơi.
  • Ở Ấn Độ: các cuộc bãi công của công nhân và khởi nghĩa nông dân; Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng hóa Anh, phát triển kinh tế dân tộc.
  • 1921- 1922, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập.
  • Cách mạng Việt Nam phát triển mạnh ở cả nước.
Tham Khảo Thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 24 (Nâng cao) Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt

2. Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.

a. Phong trào Ngũ tứ. Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

– Phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919) mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh chống âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

– Học sinh, sinh viên, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội.

Đặc biệt là giai cấp công nhân.

– Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước

– Tháng 7/1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.

b. Hoạt động của Đảng Cộng Sản Trung Quốc:

  • 1926- 1927: Đảng Công sản lãnh đạo chiến tranh cách mạng lật đổ quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
  • 1927- 1937: nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị phản động của tập đoàn QUốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch.
  • Tháng 7- 1937: Đảng cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

1. Tình hình chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

– Đầu thế kỷ XX, Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

– Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh chống đế quốc bùng nổ mạnh do:

  • Chính sách khai thác bóc lột nặng nề và tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh.
  • Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

– Bắt đầu từ những năm 20, giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đã vùng dậy đấu tranh chống đế quốc.

2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

– Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi và liên tục dưới nhiều hình thức

*Tại Đông Dương:

– Lào: khởi nghĩa của ông Kẹo và Cam ma đan (1901- 1936).

– Campuchia: 1918- 1920- 1926 – phong trào hướng dân chủ tư sản của A – cha –Hem- chiêu 1930- 1935

Tham Khảo Thêm:   Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh khi đi phỏng vấn (5 Mẫu) Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh

– Việt Nam: phát triển mạnh nhất là sau khi Đảng Cộng sản thành lập (Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930- 1931 )

-Tại In đô nê xia: Trong những năm 1926 – 1927: Đảng cộng sản lãnh đạo khởi nghĩa Xu-ma-tơ-ra nhưng bị đàn áp. Quần chúng ngả theo phong trào dân chủ tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ Đảng dân tộc đứng đầu.

Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Bài 20

Câu hỏi trang 99

– Kể tên những phong trào đấu tranh của các nước châu Á.

Trả lời:

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển rộng khắp toàn châu Á, trong đó có những nước và khu vực diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ như Trung Quốc, Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Đông Nam Á,…

Câu hỏi trang 100

– Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

– Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập và ở một số nước công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.

– Sau chiến tranh, nhiều đảng Cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a, đảng Cộng sản của các nước Đông Nam Á…

Câu hỏi trang 100

– Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của Phong trào Ngũ tứ có điều gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)?

Trả lời:

Khẩu hiệu thời kì Ngũ tứ vừa mang tính chất chống đế quốc, vừa mang tính chất chống phong kiến, so với cách mạng Tân Hợi 1911, phong trào Ngũ tứ có tiến bộ hơn cì cách mạng Tân Hợi trước đó chỉ dừng lại ở tính chất phong kiến “Đánh đổ Mãn Thanh”. Phong trào Ngũ tứ tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7-1921).

Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 20 trang 103

Bài 1 (trang 103 SGK Lịch sử 8)

Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?

Gợi ý đáp án:

– Do chính sách khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân sau chiến tranh làm cho đời sống nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á cực khổ.

– Do tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã cổ vũ phong trao giải phóng dân tộc ở châu Á.

Tham Khảo Thêm:   Tổng hợp code Jujutsu Battles Tokyo Saga và cách nhập

Bài 2 (trang 103 SGK Lịch sử 8)

Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919 – 1939 ?

Gợi ý đáp án:

– Ngày 4-5-1919: Phong trào Ngũ Tứ.

– Sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin và việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 7-1921).

– Năm 1926-1927: Chiến tranh cách mạng.

– Năm 1927 – 1937: Nội chiến.

– Tháng 7-1937: Cuộc kháng chiến chống Nhật, Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật.

Bài 3 (trang 103 SGK Lịch sử 8)

Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

Gợi ý đáp án:

– Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

– Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.

– Phong trài dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.

Bài 4 (trang 103 SGK Lịch sử 8)

Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

Gợi ý đáp án:

Tên nước Thời gian Phong trào đấu tranh
Trung Quốc 1-5-1919 Phong trào Ngũ tứ
1937 Quốc – Cộng hợp tác chống Nhật
Mông Cổ 1921-1924 Cuộc cách mạng nhân dân
Ấn Độ Các cuộc bãi công của công nhân và khởi nghĩa nông dân diễn ra mạnh mẽ.
Thổ Nhĩ Kì 1919-1922 Chiến tranh giải phóng dân tộc thắng lợi, thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì.
Lào 1901-1936 Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Cam-ma-đam
Cam-pu-chia 1930-1935 Các cuộc đấu tranh yêu nước liên tiếp nổ ra
Việt Nam 1930-1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh
In-đô-nê-xi-a 1926-1927 Khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 – 1939) Soạn Lịch sử 8 trang 103 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Bài Viết Liên Quan

Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 15 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 12 Kết nối tri thức Bài 13 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Sử 12 Kết nối tri thức
Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 28
Nói và nghe: Chương trình nghệ thuật em yêu thích – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 28
Previous Post: « Mách bạn cách làm lòng gà xào sốt tiêu ấm nồng, ăn ngon tròn vị
Next Post: Picture-in-Picture trên iPhone là gì? Các tính năng nổi bật của Picture-in-Picture trên iOS 14 »

Primary Sidebar

Tra Cứu Điểm Thi

  • Tra Cứu Điểm Thi Lớp 10
  • Tra Cứu Điểm Thi Tốt Nghiệp THPT
  • Tra Cứu Đại Học – Tìm Trường

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online Hữu Ích

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Liên Kết Hữu Ích

DMCA.com Protection Status DMCA compliant imageCopyright © 2025 · Pgdphurieng.edu.vn - Kiến Thức Bổ Ích 78win xoilac tv xem bong da truc tuyen KUBET 78win Hitclub