Giải Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng nắm vững kiến thức lý thuyết và biết cách giải các câu hỏi nội dung bài học và bài tập được nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Sử 8 Bài 2 giúp các em hiểu được kiến thức về cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII có những điểm giống và khác nhau với các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên. Giải Sử 8 bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập.
Lý thuyết Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
I. Nước Pháp trước cách mạng
1. Tình hình kinh tế
– Nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển.
– Công thương nghiệp đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến kìm hãm.
2. Tình hình chính trị – xã hội
– Chính trị: Duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay vua.
– Xã hội: gồm 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ 3.
- Tăng lữ và quý tộc được hưởng đặc quyền, đặc lợi.
- Đẳng cấp thứ 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Trong đó, nông dân nghèo khổ nhất, tư sản có thế lực về kinh tế nhưng lại bị kìm hãm về chính trị, không có bất cứ một chức danh, một đặc quyền nào.
3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
– Chế độ quân chủ chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của cả kinh tế và xã hội. Chính vì vậy đã bị tố cáo, phê phán trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng ( triết học ánh sáng). Tiêu biểu là: Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô.
– Những tư tưởng tiên tiến thức tỉnh mọi người và có tác dụng chuẩn bị tích cực cho cách mạng.
II. Cách mạng bùng nổ
1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế
*Biểu hiện:
– Nhà nước nợ nhiều, không có khả năng trả nổi. Phải thu nhiều thứ thuế, công thương nghiệp đình đốn, công nhân và thợ thủ công thất nghiệp.
– Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp mọi nơi.
*Diễn biến
– 05/05/1789, hội nghị ba đẳng cấp được tổ chức. Đẳng cấp thứ ba phản đối chủ trương tăng thuế của nhà vua.
– 17/06/1789, đại biểu đẳng cấp thứ ba tự họp thành Hội đồng dân tộc và tuyên bố là Quốc hội lập hiến có quyền soạn thảo Hiến pháp, thông qua các đạo luật về tài chính. Vua và quân đội đã lựa chọn quân đội để uy hiếp.
– Quần chúng nhân dân đã dùng vũ trang chống lại nhà vua, binh lính cũng nghiêng về phía nhân dân.
– 14/07/1789, nhân dân tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xtin.
Mở đầu cho thắng lợi kháng chiến là thắng lợi của cách mạng Pháp.
Trả lời câu hỏi nội dung Lịch sử 8 Bài 2
Câu hỏi mục 2 trang 10
?Xã hội Pháp trước cách mạng phân ra những đẳng cấp nào?
Gợi ý đáp án
Xã hội Pháp trước cách mạng chia làm 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và đẳng cấp thứ 3.
– Tăng lữ và Quý tộc: chiếm số ít trong cư dân, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi và không phải đóng thuế.
– Đẳng cấp thứ ba: gồm nông dân, tư sản, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, không có quyền lợi về chính trị và lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền.
?Quan sát hình 5, hãy miêu tả tình cảnh của người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ?
Gợi ý đáp án
Đây là bức tranh biếm họa nói lên tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng tư sản:
– Bức tranh miêu tả một người nông dân già nua, ốm yếu nhưng lại phải cõng trên lưng mình hai người đàn ông to béo, khỏe mạnh. Đó chính là hình tượng cho hai đẳng cấp quý tộc và tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng.
– Người ngồi đằng trước mặc chiếc áo choàng, cổ đeo cây thánh giá, nét mặt có vẻ sung sướng thỏa mãn, tượng trương cho tăng lữ. Người ngồi đằng sau đeo thanh kiếm dài ở cạnh sườn có nhiều đồ trang sức và mũ lông chim rất cao quý, tượng trưng cho tầng lớp quý tộc. Cả hai đều béo mũm mĩm, má toàn mỡ, ăn mặc thì màu mè, diêm dúa và cự kỳ quý phái.
– Trong túi quần và túi áo của tăng lữ, quý tộc thò ra những loại văn bản vay nợ, cho thuê ruộng, những quy định về nghĩa vụ phong kiến của nông dân mà có lẽ đến hàng nghìn đời họ cũng không trả hết được.
– Vì phải cõng hai tầng lớp của xã hội nên lưng của người nông dân còn xuống, tay chống bởi chiếc cán cuốc đã mòn vẹt. Đây chính là biểu hiện cho công cụ sản xuất thô sơ và lạc hậu của người nông dân cũng như nền nông nghiệp của Pháp trước cách mạng.
– Dưới chân người nông dân là những con vật thường xuyên phá hại mùa màng như chuột, chim câu và thỏ… sản phẩm làm ra đã ít ỏi thì vừa phải nộp cho quý tộc, tăng lữ vừa bị bọn thú vật phá hoại.
=> Chế độ đẳng cấp của Pháp đè nặng lên đôi vai của người nông dân.
Câu hỏi mục 3 trang 11
Dựa vào những đoạn trích ngắn dưới đây, em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
“Tự do về chính trị của công dân thể hiện ở chỗ: công dân đó không phải lo sợ, ngược lại luôn cảm thấy an toàn. Để có tự do chính trị, chính phủ phải được tổ chức để không một ai có thể đe dọa người khác”
(Tinh thần pháp luật)
“Hãy đập tan tòa nhà của sự dối trá!..”
“Xéo nát bọn đê tiện”
(Những lá thư triết học)
“Mọi người sinh ra tự do, nhưng ở khắp nơi họ đều mang xiềng xích… Tự do là quyền tự nhiên của con người”
(Khế ước xã hội)
Gợi ý đáp án
Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển. Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.
Nhà tư tưởng |
Tên tác phẩm thể hiện tư tưởng |
Mông-te-xki-ơ |
Với tác phẩm: Tinh thần lập pháp nói về quyền tự do của con người và việc đảm bảo quyền tự do. |
Vôn-te |
Với tác phẩm: Những lá thư triết học: mong muốn xóa bỏ nhà nước bảo thủ. |
Rút-xô |
Với tác phẩm: Khế ước xã hội: ông nêu rõ tự do là quyền tự nhiên của con người. |
Soạn Sử 8 Bài 2 trang 17
Bài 1 (trang 17 SGK Lịch sử 8)
Lập niên biểu những sự kiện chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Gợi ý đáp án:
Niên đại | Sự kiện |
14-7-1789 | Quần chúng tấn công pháo đài nhà tù – nhà tù Ba-xtri |
8-1979 | Thông qua tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền |
9-1971 | Công bố hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến |
10-8-1792 | Lật đổ ách thống trị của phái lập hiến |
21-9-1792 | Thành lập nền công hòa đầu tiên |
2-6-1793 | Lật đổ phái Gi-rông đanh, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền |
27-7-1794 | Đảo chính lật đổ Gia cô banh |
Bài 2 (trang 17 SGK Lịch sử 8)
Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào?
Gợi ý đáp án:
Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng, là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đại tới đỉnh cao. Điều này được thể hiện qua 3 sự kiện tiêu biểu của ba giai đoạn:
– Ngày 14 -7 – 1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti. Mở đầu cho cuộc cách mạng.
– Ngày 10 -8 -1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.
– Ngày 2 – 6 – 1793, trước tình trạng Tổ quốc lâm nguy, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Bài 3 (trang 17 SGK Lịch sử 8)
Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp.
Gợi ý đáp án:
– Giai đoạn I (chế độ quân chủ lập hiến), có các sự kiện : Ngày 14 – 7 – 1789, tấn công pháo đài – nhà ngục Ba-xti; tháng 8 – 1789, thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền; tháng 9-1791, thông qua Hiến pháp…
– Giai đoạn II (bước đầu của nền cộng hòa) : Tháng 9 – 1972, thành lập nền cộng hòa; ngày 21 – 1 – 1793, xử tử vua Lu-i XVI; ngày 2 – 6 – 1793. Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh.
– Giai đoạn III (chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh) : dựa vào SGK, trình bày những biện pháp tích cực của phái này nhằm cứu nước Pháp thoát khỏi sự đe dọa của “thù trong, giặc ngoài”, đưa cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Bài 4 (trang 17 SGK Lịch sử 8)
Trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Gợi ý đáp án:
– Đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
– Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo nhất tham gia cách mạng, đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao.
– Thức tỉnh lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới đứng lên chống chế độ phong kiến.
– Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII Soạn Lịch sử 8 trang 17 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.