Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) giúp các em học sinh lớp 8 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết quan trọng, biết cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 98.
Qua đó giúp các em củng cố kiến thức về những nét chung về Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939). Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 19 Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới cho học sinh của mình. Vậy dưới đây là nội dung chi tiết tài liệu giải Lịch sử 8 Bài 19 trang 98, mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Lý thuyết Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
I. Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất
1. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất
a. Kinh tế
- Nhật Bản là nước thu nhiều lợi nhuận đứng thứ hai thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, không mất mát gì trong chiến tranh.
- Trong những năm đầu (1914-1919), công nghiệp tăng 5 lần, sản xuất phát triển, hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường châu Á
- Nền nông nghiệp không có gì thay đổi, giá gạo tăng, đời sống nhân dân khó khăn. Tàn dư của phong kiến tồn tại nặng nề ở nông thôn.
- Năm 1927 Nhật lâm vào khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi của kinh tế Nhật
b. Xã hội
- Đời sống khó khăn, các cuộc đấu tranh bùng nổ .
- Năm 1928 diễn ra vụ “bạo động lúa gạo” và phong trào đấu tranh của công nhân cũng diễn ra sôi nổi
- Đảng Cộng sản Nhật ra đời (7-1922) để lãnh đạo phong trào công nhân.
II. Nhật Bản trong những năm 1929 -1939
a. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
– Nền kinh tế Nhật bản bị thiệt hại nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
- Công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80% , 3 triệu người thất nghiệp, nông đấu tranh quyết liệt.
- Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.
b. Biện pháp
Để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa và gây chiến tranh xâm lược:
- Khởi đầu chiếm Trung Quốc, sau đó là Châu Á và toàn thế giới.
- Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương
- Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ
c. Phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật:
- Các phong trào diễn ra sôi nổi
- Hạt nhân là Đảng Cộng sản, diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa, lôi cuốn nhân dân, binh lính, sĩ quan .
- Năm 1939 có tới 40 cuộc đấu tranh phản chiến.
- Kết quả: cuộc đấu tranh thất bại, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật .
Trả lời câu hỏi Sử 8 Bài 19
Câu hỏi trang 97
– Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong những năm 1918 -1929 ?
Trả lời:
– Sau Chiến tranh thế giưới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi nhuận và không thiệt hại gì nhiều. Nhật Bản trở thành một cường quốc duy nhất ở châu Á được các nước lớn, trong đó có Mĩ thừa nhận.
– Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp, lại chịu nhiều tác động của trận động đất (tháng 9-1923) làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ.
Câu hỏi trang 98
– Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản
Trả lời:
Ngay từ năm 1927, thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đã đệ trình lên Nhật hoàng kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới: khởi đầu là chiếm Trung Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản, sau đó là châu Á và cuối cùng là toàn thế giới. Tháng 9 – 1931, Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược Trung Quốc với quy mô ngày càng mở rộng, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương.
Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 19 trang 98
Bài 1
Kinh tế Nhật Bản đã phát triển như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Gợi ý đáp án:
– Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi nhuận và không thiệt hại gì nhiều.
- Sản lượng công nghiệp của Nhật tăng gấp 5 lần.
- Nhiều công ty xuất hiện, mở rộng xuất khẩu sang thị trường châu Á.
– Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp.
– Chịu nhiều tác động của trận động đất (tháng 9-1923) làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ.
Bài 2
Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài?
Gợi ý đáp án:
Giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài để:
- Đưa Nhật Bản thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
- Thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thống trị thế giới của Nhật.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) Soạn Lịch sử 8 trang 98 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.