Giải bài tập SGK Lịch sử 7 trang 92, 93, 94, 95 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI của Chương 5: Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 21 chương 5 phần Lịch sử trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Giải câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 21
1. Diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Nêu những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đều thế kỉ XVI.
Trả lời:
Diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đều thế kỉ XVI:
- Từ đấu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI lãnh thổ thuộc vương quốc Chăm-pa
- Năm 1069, vua Chăm-pa nhường lại ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình), Ma Linh (bắc Quảng Trị) cho Đại Việt.
- Năm 1306, Chế Mân cắt châu Ô và Châu Rí (nam Quảng Trị và Huế) làm sính lễ cưới công chúa của Đại Việt.
- Nửa sau thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV, xung đột giữa Chăm-pa và Đại Việt tái diễn dẫn đến sự sáp nhập các vùng Chiêm Động (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi) và Vi-giay-a (Bình Định vào Đại Việt).
- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, từ lưu vực sông Đồng Nai trở vào gần như không có dấu chân người.
- Thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp xâm chiếm. Hơn một thế kỉ sau Chân Lạp cũng không quản lí được vùng đất Nam Bộ, vùng đất bị bỏ hoang từ đó.
- Tình trạng hoang dã này vẫn tiếp tục tồn tại đến thế kỉ XVI, khi có sự xuất hiện và khai phá của người Việt.
2. Tình hình kinh tế, văn hóa vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Trình bày những diễn biến chính về kinh tế, văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Trả lời:
Những diễn biến chính về kinh tế, văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
- Trồng lúa giữ vai trò chủ đạo.
- Nghề đánh cá phát triển, và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của cư dân thời kì này.
- Một số nghề thủ công được duy trì và phát triển: đồ gốm, dệt vải, đóng thuyền,…
- Buôn bán sản vật, trao đổi hàng hóa với thương nhân nước ngoài.
- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, Đại Việt đã tổ chức nhiều đợt di dân vào vùng phía Nam. Người Việt và người Chăm sinh sống hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
- Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.
- Nhiều đền tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và người Chăm.
Giải Luyện tập – Vận dụng Lịch sử 7 Bài 21 trang 95
Luyện tập 1
Điền những sự kiện chính trị cơ bản của vùng đất phía Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI cho phù hợp với các mốc thời gian dưới đây:
Trả lời:
Luyện tập 2
Liên hệ với kiến thức lịch sử đã học về vương quốc Phù Nam, em hãy nêu điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII). Vì sao lại có sự khác biệt này?
Trả lời:
Giai đoạn từ thế kỉ X-XVI |
Giai đoạn từ thế kỉ I-VII |
– Buôn bán không còn phát triển nữa – Nông nghiệp chủ yếu dựa vào lúa nước. – Văn hóa ảnh hưởng ít nhiều của Ăng-Co và Trung Quốc |
– Buôn bán, giao thương đường biển phát triển – Trồng lúa nước, chăn nuôi gà lợn, làm gốm,… – Ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ, nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, có giá trị cao. |
Vận dụng
Sưu tầm các tư liệu, tìm hiểu về một công trình kiến trúc của Chăm-pa mà hiện nay vẫn là nơi tổ chức lễ hội hay thờ cúng của cư dân địa phương các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Trả lời:
– Tháp Ponagar chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, một chứng tích rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn mạnh của Hindu giáo đối với người Chăm và sau này là người Việt.
– Hàng năm, tại Tháp Bà Ponagar, lễ hội tháp Bà được tổ chức trọng thể từ ngày 20-23 tháng Ba (Âm lịch). Lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của Thiên Y Ana Thánh Mẫu (người Chăm gọi là Po Inư Nagar), người mẹ xứ sở đã có công dạy người dân cách làm ăn như trồng lúa, dệt vải, chăn nuôi, sinh sống.
– Tháp Bà Ponagar với lễ hội Tháp Bà được tổ chức hàng năm, chính là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử.
=> Mỗi dịp lễ hội là một cơ hội để bà con trở về với cội nguồn, giáo dục thế hệ trẻ biết sống có đạo lý, góp phần bồi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI Soạn Sử 7 trang 92 sách Chân trời sáng tạo của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.