Soạn Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi in nghiêng và câu hỏi phần bài tập trang 46. Đồng thời hiểu được kiến thức về tình hình kinh tế của nước Mĩ.
Lịch sử 12 Bài 6 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 44 →46. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Lịch sử. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Trả lời câu hỏi in nghiêng Lịch sử 12 bài 6
❓ Hãy phân tích những nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng giai đoạn 1945 – 1973?
Trả lời
Những nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng giai đoạn 1945 – 1973:
Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.
Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
Lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí, thu lợi nhuận để làm giàu.
Là khởi đầu cuộc CM KH-KT hiện đại của thế giới.
Các tổ hợp công nghiệp-quân sự, các công ti tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước;
Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đấy kinh tế Mĩ phát triển.
❓ Hãy nêu những nét chính trong quan hệ đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1973 – 1991?
Trả lời
Quan hệ đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1973 – 1991 có những nét chính:
Sau khi thất bại ở Việt Nam (1975), Mĩ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi “ chiến tranh lạnh”. tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới.
Tháng 12 năm 1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố “chiến tranh lạnh”.
❓ Nêu mục tiêu cơ bản của chiến lược “Cam kết và mở rộng” dưới thời tổng thổng B. Clintơn?
Trả lời
Có 3 mục tiêu cơ bản của chiến lược Cam kết và mở rộng” dưới thời tổng thổng B. Clintơn:
Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Đàn áp phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
Không chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 6
Câu 1
Qua bài học và sách báo, hãy nêu những thành tựu khoa học công nghệ tiêu biểu của nước Mĩ mà em biết?
Những thành tựu khoa học công nghệ tiêu biểu của nước Mĩ mà em biết:
Bóng đèn điện: Phát minh ấn tượng này ra đời trong một phòng thí nghiệm nhỏ của Thomas Edison nằm trên một con phố ở New Jersey – Mỹ vào năm 1879. Có thể nói, đèn điện là một trong những phát minh quan trọng và ấn tượng nhất đối với cả nhân loại. Chính phát minh này của Edison đã mang lại ánh sáng và sự văn minh cho cả thế giới loài người, đồng thời đã khai sinh cho ngành công nghiệp điện của thế giới. Sau hơn một thế kỷ sử dụng đèn điện do Edison phát minh ra, vì lý do tiết kiệm năng lượng người ta mới dần chuyển sang dùng bóng đèn huỳnh quang. Song, không ai có thể phủ nhận: bóng đèn điện là một trong những phát minh tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại.
Chất bán dẫn: Việc phát minh ra điện có lẽ sẽ mất đi phần nào ý nghĩa của nó đối với cuộc sống nếu như không có chất bán dẫn – công trình của nhóm 3 nhà khoa học Mỹ. Loại vật liệu này ngay từ khi ra đời đã được dùng để chế tạo các thiết bị bên trong các loại máy móc như ti vi, máy tính… và mang lại hiệu quả ứng dụng tuyệt vời. Với công trình chất bán dẫn, nhóm nhà khoa học nói trên đã giành được giải Nobel vào năm 1956 cho phát minh ấn tượng và quan trọng của mình.
Vệ tinh thông tin: Là phát minh đã góp phần quan trọng vào sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu. Trên thực tế, công trình vệ tinh thông tin đầu tiên được phát triển bởi quân đội Mỹ và vệ tinh thông tin này đã được đưa lên quỹ đạo trái đất từ năm 1958. Ngay sau khi được đưa lên quỹ đạo, vệ tinh thông tin đã gửi về trái đất thông điệp của Tổng thống Mỹ Eisenhover với nội dung: “Nhờ có sự kỳ diệu của thành tựu khoa học, giọng nói của tôi đang đến được với các bạn từ một vệ tinh bay trong vũ trụ”. Không lâu sau đó, cùng với các chuyến thám hiểm vũ trụ thành công của con tàu Apollo, vệ tinh ngày càng chứng minh được tính ứng dụng và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nhân loại. Chính nhờ vào phát minh này, mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và trở thành lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ như ngày nay.
Internet: Là phát minh bắt nguồn từ một công trình nghiên cứu của quân đội Mỹ. Internet xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới tại một trung tâm nghiên cứu của quân đội Mỹ vào năm 1960. Ban đầu, các trung tâm nghiên cứu nước này phát triển một loại mạng kết nối các máy tính của 4 trường đại học là Stanford, UC Santa Barbara và Trường đại học Utah. Mạng có tên gọi là ARPAnet và được giới khoa học sử dụng với mục đích chính là để gửi các thư điện tử. Và chính thức được nghiên cứu mở rộng ứng dụng vào năm 1971.
Công nghệ laser: Là một trong những công nghệ mang lại nhiều ứng dụng và mang lại giá trị lên tới hàng tỉ đô la trong lĩnh vực thương mại. Phát minh ra laser là một trong những phát minh quan trọng nhất của giới khoa học Mỹ trong thế kỷ 20. Mặc dù từ năm 1917, Albert Einstein đã từng miêu tả tới một loại tia có tính năng như tia laser ngày nay. Song, phải tới tận năm 1960, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Hughes – California – Mỹ mới lần đầu tiên tìm ra nó. Ngày nay, tia laser được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực và mang lại hiệu quả tuyệt vời, đặc biệt là trong lĩnh vực y học. Trong các bệnh viện, laser được sử dụng để tiến hành các ca phẫu thuật phức tạp.
Đưa người lên mặt trăng: Người Mỹ luôn tự hào rằng Mỹ là quốc gia đầu tiên đưa được người lên mặt trăng. Cùng với thành công của Liên Xô khi đưa được người bay vào vũ trụ, Mỹ và Liên Xô đã đạt được những thành tựu đầu tiên có tính đột phá trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ thế giới.
Bom nguyên tử: Được xem là một trong những phát minh đã gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử. Song, sự xuất hiện của nguyên tử đã mở đầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân của cả nhân loại.
Câu 2
Nêu những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000?
Trả lời
Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1945 – 1973
Dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế để triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu”:
- Ngăn chặn, và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH.
- Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
- Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
- Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”, gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ … trên thế giới (Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).
- Tháng 2-1972 TT Ních xơn thăm Trung Quôc, năm 1979 thiết lập quan hệ Mỹ – Trung Quốc; tháng 5/1972 thăm Liên Xô.
- Thực hiện chiến lược hòa hoãn để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc.
Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1973 – 1991
- Sau khi thất bại ở Việt Nam (1975), Mĩ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi “chiến tranh lạnh”. tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới.
- Tháng 12 năm 1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố “chiến tranh lạnh”.
- Chính sách đối ngoại của Mĩ giai đoạn 1991 – 2000
Thập niên 90, chính quyền B.Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”:
- Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
- Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ.
- Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực I-an-ta (Yalta) sụp đổ, Mỹ có tham vọng chi phối và lãnh đạo toàn thế giới nhưng chưa thể thực hiện được.
- Với sức mạnh kinh tế, khoa học – kỹ thuật Mỹ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, nhưng thế giới không chấp nhận
- Vụ khủng bố ngày 11/09/2001 cho thấy bản thân nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố làm cho Mỹ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại ở thế kỷ XXI.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ Soạn Lịch sử 12 trang 46 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.