Soạn Sử 12 Bài 15 giúp các em học sinh lớp 12 tóm tắt toàn bộ kiến thức về tình hình trong nước và thế giới năm 1936-1939. Đồng thời trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 99.
Lịch sử 12 Bài 15 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 99 →102. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Lịch sử. Ngoài ra các em tham khảo thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 15. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Lý thuyết Phong trào dân chủ 1936-1939
I. Tình hình thế giới và trong nước
1. Tình hình thế giới
* Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
* 07/1935, Đại hội lần VII – Quốc tế Cộng sản xác định:
– Kẻ thù là chủ nghĩa phát xít.
– Nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít.
– Mục tiêu là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi. Lê Hồng Phong, đại diện Đảng Cộng Sản Đông Dương tham dự
* 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí … tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
2. Tình hình trong nước
a. Chính trị
– Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí … tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
– Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng ĐCS Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
b. Kinh tế: sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế Pháp.
* Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, độc canh cây lúa, trồng cao su, đay, gai, bông …
* Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Sản lượng ngành dệt, xi măng, chế cất rượu tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, đường, giấy, diêm…
* Thương nghiệp: thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối và xuất nhập khẩu, thu lợi nhuận rất cao, nhập máy móc và hàng tiêu dùng, xuất khoáng sản và nông sản.
Những năm 1936 -1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
c. Xã hội: đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp
– Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.
– Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…
– Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
– Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp.
– Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.
– Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
II. Phong trào dân chủ 1936 – 1939
1. Hội nghị Ban Chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 – 1936
Chủ trương của Đảng trong những năm 1936 – 1939
Tháng 7/1936 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì ở Thượng Hải (Trung Quốc) dựa trên Nghị quyết Đại hội 7 của QTCS, đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh:
* Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến.
* Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
* Phương pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
* Chủ trương: Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938, đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương.
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ
* Phong trào Đông Dương Đại hội
– Năm 1936,Đảng vận động và tổ chức nhân dân thảo ra bản dân nguyện gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiên tời triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936)
– Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh… )
– Tháng 09/1936 Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo.
– Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.
* Phong trào đón Gô đa: năm 1937, lợi dụng sự kiện đó Gô đa và Toàn quyền mới sang Đông Dương, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.
* 1937 – 1939: nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra, nhân ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác có đông đảo quần chúng tham gia.
b. Đấu tranh nghị trường: hình thức đấu tranh mới của Đảng
– Đảng đưa người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng quản hạt Nam kỳ….
– Mục tiêu: Mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân.
c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
– Từ 1937 báo chí công khai của Đảng bằng tiếng Việt: Tin tức, Đời nay, Phổ Thông, Dân chúng …, bằng tiếng Pháp: Lao động), Tranh đấu….trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh.
– Nhiều sách chính trị – lý luận xuất bản công khai hoặc đưa từ Pháp về. Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng, Tắt đèn, Số đỏ, thơ cách mạng, kịch Đời cô Lựu…
– Cuối 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng.
– Cuộc đấu tranh trên lãnh vực báo chí đã thu kết quả to lớn về văn hóa – tư tưởng: đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng.
3. Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939
– Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng..
– Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
– Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
– Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành và tích lũy bài học kinh nghiệm.
– Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
4. Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939
– Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
– Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
– Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.
– Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc…
-Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 15
Câu 1
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
Trả lời:
* Tình hình thế giới:
- Các thế lực phát xít cầm quyền ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
*Tình hình trong nước:
Nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó Đảng Đông Dương hoạt động mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.
Pháp tập trung khai thác thuộc địa gây nên nhiều chuyển biến lớn về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
- Nông nghiệp: Pháp tăng cường chiếm ruộng đất của nông dân, lập ra các đồn điền của tư bản Pháp.
- Công nghiệp: Pháp nắm độc quyền một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền buôn bán rượu, thuốc phiện, muối.
Câu 2
Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Trả lời:
* Ý nghĩa lịch sử:
- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.
* Bài học kinh nghiệm:
– Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
– Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
– Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.
– Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc…
– Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Nội dung |
1930-1931 |
1936-1939 |
Kẻ thù |
Đế quốc và phong kiến |
Thực dân Pháp phản động, tay sai, phát xít |
Nhiệm vụ (khẩu hiệu) |
Chống đế quốc giành độc lập, chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày |
Chống phát xít và chiến tranh.Chống thực dân phản động. Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình |
Mặt trận |
Bước đầu thực hiện liên minh công nông |
Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương sau đổi là Mặt trận Dân chủ Đông Dương. |
Hình thức, phương pháp đấu tranh |
Bí mật, bất hợp pháp. Bạo động vũ trang như bãi công, chuyển sang biểu tình vũ trang ở Hưng Nguyên, Thanh Chương, Vinh |
Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai hay nửa công khai. |
Lực lượng tham gia |
Công nhân. Nông dân |
Đông đảo, không phân biệt thành phần, giai cấp. Ở thành thị rất sôi nổi tạo nên đội quân chính trị hùng hậu |
*Nhận xét
– Sự khác nhau giữa phong trào 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939 cho thấy do hoàn cảnh thế giới và trong nước khác nhau,nên chủ trương sách lược,hình thức tập hợp lực lượng và hình thức đấu tranh phải khác nhau mới phù hợp.
– Chủ trương của Đảng trong thời kỳ 1936-1939 chỉ có tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình mới, tạo ra cao trào đấu tranh sôi nổi. Qua đó chứng tỏ Đảng ta đã trưởng thành, có khả năng đối phó với mọi tình huống, đưa cách mạng tiến lên không ngừng
Câu 3
Em có nhận xét gì về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 – 1939?
Lời giải:
- Về quy mô: rộng lớn, diễn ra rộng khắp cả nước, trên nhiều mặt trận.
- Về lực lượng: thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Về hình thức đấu tranh: đa dạng, phong phú với nhiều hình thức công khai, bán công khai.
=> Phong trào dân chủ 1936 -1939 là cuộc diễn tập lần thứ 2, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 Soạn SGK Sử 12 trang 99 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.