Soạn Sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa Văn minh Phù Nam sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 88→94 thuộc chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam.
Lịch sử 10 Bài 13 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Văn minh Chăm-pa Văn minh Phù Nam chủ đề 6 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Cánh diều. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Sử 10 Bài 13
1. Văn minh Chăm-pa
Câu hỏi trang 89
Đọc thông tin và quan sát Hình 13.3 hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa.
Gợi ý đáp án
– Điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nền văn minh Chăm-pa:
+ Văn minh Chăm-pa hình thành trên vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay.
+ Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.
+ Những cảnh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.
+ Đường bờ biển dài tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các nền văn minh khác.
Câu hỏi trang 89
Đọc thông tin, hãy nêu cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Chăm-pa.
Gợi ý đáp án
– Cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Chăm-pa:
+ Cư dân bản địa là những người nói tiếng Môn cố.
+ Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo.
=> Những nhóm cư dân này cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm-pa.
Câu hỏi trang 90
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 13.4, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của nền văn minh Chăm-pa.
Gợi ý đáp án
– Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất:
+ Nguồn lương thực chính là: gạo nếp, gạo tẻ; kê, đậu,.. ngoài ra còn có nguồn hải sản đa dạng với các loại cá, tôm, ốc,…
+ Trang phục: nam, nữ thường quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức,
+ Vua thường ở trong lầu cao, dân thường ở nhà sàn dựng bằng gỗ.
+ Thuyền đi biển phổ biến là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền đểu uốn cong.
+ Kĩ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp rất phát triển.
Câu hỏi trang 90
Đọc thông tin tư liệu, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần trong nền văn minh Chăm-pa.
Gợi ý đáp án
Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần:
– Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn
– Văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, văn bi kị, sử thi,…) và văn học viết (thơ, trường ca,…) cùng song hành tồn tại.
– Tín ngưỡng – tôn giáo:
+ có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mộ chum.
+ Tiếp thu các tôn giáo của Ấn Độ là: Phật giáo và Hindu giáo
– Tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo của cư dân Chăm-pa thể hiện rõ qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác đồ trang sức,
– Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển với các loại nhạc cụ, như đàn cầm, trồng, kèn,… cùng nhiều kiểu múa, như điệu múa Áp-sa-ra…
Câu hỏi trang 91
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 13, hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước của nền văn minh Chăm-pa.
Gợi ý đáp án
Thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước:
– Tổ chức xã hội: Cư dân chủ yếu sinh sống trong làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.
– Tổ chức nhà nước theo thể chế quản chủ chuyên chế:
+ vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao và tuyệt đối
+ Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương, phân cấp thành ba hạng: tôn quan, thuộc quan và ngoại quan. Trong đó: Tôn quan là chức quan cao cấp nhất trong triều đình. Thuộc quan là những chức quan dưới quyền tôn quan. Ngoại quan là những quan trấn trị tại địa phương.
+ Cả nước chia thành nhiều châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là làng.
2. Văn minh Phù Nam
Câu hỏi trang 92
Đọc thông tin, tư liệu, hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Phù Nam.
Gợi ý đáp án
– Cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Phù Nam:
+ Văn minh Phù Nam hình thành trên lưu vực châu thổ sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đổ ra biển
+ Địa hình khu vực thấp, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp trồng lúa nước.
+ Có vị trí địa lí tiếp giáp biển với nhiều nơi thuận lợi cho việc tránh bão, neo đậu thuyền bè của các thương nhân, cư dân Phù Nam sớm có điều kiện giao lưu với nền văn minh của nhiều quốc gia khác.
Câu hỏi trang 92
Đọc thông tin và tư liệu, hãy nêu cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Phù Nam.
Gợi ý đáp án
– Cơ sở dân cư hình thành nền văn minh Phù Nam:
+ Cư dân bản địa chủ yếu là người Môn cổ
+ Ngoài ra còn có một bộ phận cư dân đến từ bên ngoài.
=> Các tộc người này đã cùng nhau thiết lập quốc gia mới, làm chủ nền văn minh Phù Nam.
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 10 Bài 13 trang 94
Luyện tập 1
Lập bảng so sánh về cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam theo mẫu dưới đây.
Gợi ý đáp án
Văn minh Chăm-pa |
Văn minh Phù Nam |
|
Tương đồng |
– Cơ sở tự nhiên : + Có các dòng sông lớn, như: sông Thu Bồn ở Chăm-pa; sông Cửu Long ở Phù Nam. + Có các đồng bằng phù sa màu mỡ + Tiếp giáp với biển – Cơ sở xã hội: cư dân bản địa là người Môn cổ; bên cạnh đó còn có một bộ phận dân cư di cư từ nơi khác tới. |
|
Khác biệt |
– Địa bàn hình thành: vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam ngày nay. – Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp. |
– Địa bàn hình thành: ở lưu vực sông Cửu Long (thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay). – Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng |
Luyện tập 2
Kể tên các thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa, nền văn minh Phù Nam.
Gợi ý đáp án
a/ Thành tựu vật chất, tinh thần của cư dân Chăm-pa
– Thành tựu về đời sống vật chất:
+ Nguồn lương thực chính là: gạo nếp, gạo tẻ; kê, đậu,.. ngoài ra còn có nguồn hải sản đa dạng với các loại cá, tôm, ốc,…
+ Trang phục: nam, nữ thường quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức,
+ Vua thường ở trong lầu cao, dân thường ở nhà sàn dựng bằng gỗ.
+ Thuyền đi biển phổ biến là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền đểu uốn cong.
+ Kĩ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp rất phát triển.
– Thành tựu về đời sống tinh thần:
+ Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn
+ Văn học dân gian và văn học viết cùng song hành tồn tại.
+ Tín ngưỡng – tôn giáo: có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mô chum; tiếp thu các tôn giáo của Ấn Độ là: Phật giáo và Hindu giáo
+ Cư dân có tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo cao.
+ Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển.
b/ Thành tựu vật chất, tinh thần của cư dân Phù Nam
– Thành tựu về đời sống vật chất:
+ Nguồn lương thực, thực phẩm chính là: lúa gạo, rau, củ, quả; gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản…
+ Trang phục tuỳ theo từng tầng lớp xã hội: dân nghèo dùng vải may quần áo, nhà giàu dùng tơ lụa, gấm. Trang phục phổ biến là mặc áo chui đầu hoặc ở trần, dùng vải quân làm váy, người dân đi chân đất hoặc đi dép bằng gỗ; còn vua đi dép băng ngà voi. Cư dân đặc biệt thích đeo đồ trang sức làm bằng đá quý, thuỷ tinh, vàng, bạc,…
+ Cư dân sống chủ yếu trong các nhà sản bằng gỗ.
+ Việc di chuyển đi lại giữa các khu vực chủ yếu bằng thuyền bè trên kênh rạch, sông, biển
Vận dụng
Hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với bạn học về một di tích thuộc văn minh Chăm-pa hoặc văn minh Phù Nam còn tồn tại đến ngày nay.
Gợi ý đáp án
(*) Giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn
– Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, ở làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam.
– Các đền tháp tại Mỹ Sơn được xây dựng và tu bổ liên tục từ thế kỉ IV – XIII, để thờ thần Shiva (một trong ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo) và các vị thần – vua của người Chăm-pa. Ban đầu, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được làm từ gỗ. Tuy nhiên, do hỏa hoạn nên các ngôi đền bị thiêu trụi. Từ khoảng thế kỉ VII trở đi, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng vật liệu bền vững như: gạch, đá…
– Từ cuối thế kỉ XIII, do nhiều nguyên nhân, thánh địa Mỹ Sơn bị bỏ hoang. Tới năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện ra sự tồn tại của khu di tích Mỹ Sơn. Từ đó, nhiều đoàn chuyên gia đã tới Mỹ Sơn để khai quật, nghiên cứu. Ở thời điểm đầu thế kỷ XX, tại Mỹ Sơn có hơn 70 đền tháp, tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh tàn phá nên hiện nay ở Mỹ Sơn chỉ còn khoảng 20 công trình cùng những mảng tường hoặc các dấu tích của nền móng cũ.
– Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Meru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).
– Cấu trúc mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính:
+ Đế tháp: tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật. Xung quanh đế được trang trí các hoa văn: con thú, hình người cầu nguyện…
+ Thân tháp: tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và hòa nhập với thần linh.
+ Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao càng thu hẹp. Ðỉnh tháp là khối đá nhọn có bốn cạnh, phần dưới trang trí những cánh sen – tượng trưng cho núi Kailasa – nơi cư ngụ của thần Shiva.
– Những công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn đã thể hiện đôi bàn tay tài hoa, khối óc tinh tế của cư dân Chăm-pa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 10 Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam Soạn Sử 10 trang 88 sách Cánh diều của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.