Soạn Sử 10 Bài 10: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ trung đại sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 85 →92 thuộc chủ đề 5: Văn minh Đông Nam Á.
Giải Lịch sử 10 Bài 10 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ trung đại chủ đề 5 trong sách giáo khoa Lịch sử 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.
Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức mới Sử 10 Bài 10
1. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á
Câu hỏi trang 86
Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á.
Gợi ý đáp án
– Từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ VII: đây là giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á
+ Gắn với sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên, như Văn Lang – Âu Lạc, Phù Nam, các quốc gia ở hạ lưu sông Chao Phraya,…
+ Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa đối với khu vực Đông Nam Á đã thể hiện rõ nét.
– Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV: đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn minh Đông Nam Á
+ Gắn với sự hình thành và phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến
+ Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
– Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX: đây là giai đoạn văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng
+ Gắn với quá trình suy yếu của các vương triều phong kiến và sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây
+ Văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng, chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây, đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật,…
2. Một số thành tựu tiêu biểu
Câu 1 trang 88
Em hãy trình bày một số nét tiêu biểu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á trong thời kì cổ – trung đại.
Gợi ý đáp án
* Tín ngưỡng
– Trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn từ bên ngoài, ở Đông Nam Á đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng.
– Về cơ bản, tín ngưỡng Đông Nam Á bao gồm ba nhóm chính:
+ Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
+ Tín ngưỡng phồn thực
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất
– Các hình thức tín ngưỡng bản địa được bảo tồn trong quá trình phát triển của lịch sử Đông Nam Á và tiếp tục tồn tại đến ngày nay
* Tôn giáo
– Bằng nhiều con đường khác nhau, các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo, Công giáo lần lượt được du nhập vào Đông Nam Á và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của cư dân từng quốc gia trong khu vực này.
– Phật giáo du nhập từ khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hoá của cư dân nhiều nước (Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,…).
+ Hồi giáo được truyền bá thông qua hoạt động thương mại của các thương nhân Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XIII. Hồi giáo phát triển hưng thịnh ở Đông Nam Á với sự ra đời của các quốc gia Hồi giáo: Ma-lắc-ca, A-chê… vào các thế kỉ XV-XVII.
+ Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin. Cùng với quá trình các nước phương Tây mở rộng xâm lược Đông Nam Á, Công giáo tiếp tục được truyền bá đến nhiều nước khác trong khu vực.
Trả lời Luyện tập, vận dụng Sử 10 Bài 10 trang 92
Luyện tập 1
Xây dựng trục thời gian về hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại.
Gợi ý đáp án
(*) Sơ đồ trục thời gian tham khảo: về hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại
Luyện tập 2
Lập bảng thống kê theo gợi ý dưới đây (hoặc vẽ sơ đồ tư duy) về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại.
Gợi ý đáp án
Tên thành tựu |
Lĩnh vực |
Niên đại |
Quốc gia |
Ý nghĩa/ giá trị |
Thờ thần Lúa |
Tín ngưỡng |
Đầu Công nguyên |
Lào Inđônêxia Thái Lan; Việt Nam… |
– Thần Lúa được coi là vị thần bảo trợ cho sản xuất nông nghiệp => thờ thần lúa là biểu hiện của nền văn minh bản địa ở Đông Nam Á |
Đền Bôrôbuađua |
Kiến trúc |
Thế kỉ IX |
Inđônêxia |
Là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới |
Chữ Chăm cổ |
Chữ viết |
Thế kỉ IV |
Chăm-pa (Nam Trung Bộ Việt Nam hiện nay) |
Thể hiện tính dân tộc, sự sáng tạo của cư dân Chăm-pa |
Thánh địa Mỹ Sơn |
Kiến trúc |
Khoảng thế kỉ IV – XI |
Chăm-pa (Nam Trung Bộ Việt Nam hiện nay) |
Là trung tâm tôn giáo của Vương quốc Chăm-pa xưa |
Truyện Kiều |
Văn học |
Thế kỉ XIX |
Việt Nam |
Là một trong những kiệt tác văn học của Việt Nam thời trung đại |
Vận dụng
Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản”, em sẽ lựa chọn thành tựu về văn minh Đông Nam Á để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao?
Gợi ý đáp án
– Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản”, em sẽ lựa chọn thành tựu: tín ngưỡng thờ cúng người đã mất của cư dân Đông Nam Á
– Vì:
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất là một trong những tín ngưỡng bản địa có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á, bởi với họ: thờ cúng người đã mất là sợi dây nối liền quá khứ – hiện tại – tương lai, tạo nên một truyền thống liên tục của dân tộc.
+ Tín ngưỡng này có sức sống bền bỉ, mãnh liệt (được hình thành từ rất sớm, khoảng những thế kỉ trước Công nguyên, qua nhiều thời kì lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất không hề bị lãng quân hay phai nhạt mà vẫn được duy trì cho đến hiện nay)
+ Tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất mang tính phổ biến, rộng rãi ở hầu hết các cộng đồng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 10 Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ – trung đại) Soạn Sử 10 trang 85 sách Kết nối tri thức của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.