Bạn đang xem bài viết Lê có bao nhiêu calo? Ăn lê có béo không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lê có nhiều dinh dưỡng, chất xơ, ít calo nên không gây mập nhưng ăn quá nhiều, lượng chất béo thực vật trong lê tích trữ nhiều có thể tạo mỡ thừa và làm bạn béo lên. Cho nên, chỉ ăn lê 1 lượng vừa phải để kiểm soát cân nặng tốt hơn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết sau nhé!
100g lê có bao nhiêu calo?
Với những người yêu thích ăn trái cây thì chắc hẳn đã thưởng thức những quả lê có vỏ màu vàng lẫn xanh nhạt, phần thịt bên trong giòn, có nhiều nước và vị ngọt thanh mát.
Trung bình trong 100g thịt quả lê thường cung cấp cho cơ thể khoảng 50-60 calo. Như vậy, đối với những quả lê có trọng lượng trung bình từ 400-600g sẽ chứa khoảng 200-360 calo.
Thành phần dinh dưỡng trong lê
Theo những nghiên cứu, thông kê từ cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia USDA thì trong 1 quả lê 178g sẽ chứa các dưỡng chất như:
- 27g carbohydrate (17g đường và 6g chất xơ)
- 1g chất đạm
- 12% lượng vitamin C
- 6% kali
- 10% vitamin K
- Các chất dinh dưỡng như: Sắt, canxi, magie, vitamin B6, carotenoid, folate, riboflavin, flavonol,…
Ăn lê có tác dụng gì?
Bổ sung chất xơ
Hàm lượng chất xơ trong quả lê dồi dào sẽ là nguồn chất xơ hữu ích cho cơ thể con người, giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, ngăn táo bón, tiêu chảy và kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống lại tác hại của các gốc tự do
Ngoài ra, trong quả lê còn giàu các khoáng chất như đồng, vitamin K, vitamin C nên có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh những ảnh hưởng xấu của gốc tự do.
Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin B3, vitamin B2, vitamin C, vitamin K và các khoáng chất như: Folate, Magie, đồng, mangan, canxi,… sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cảm giác mệt mỏi, suy nhược. Ngoài ra còn bảo vệ được ADN, tăng cường trao đổi chất, ngăn đột biến tế bào.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Anthocyanin có hàm lượng vô cùng dồi dào trong quả lê sẽ có tác dụng ngăn ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Giảm hàm lượng cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim
Trong quả lê còn chứa pectin, chất xơ góp phần giảm cholesterol trong máu, đồng thời các chất chống oxy hóa sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
Ăn lê có béo (mập) không?
Lê có hàm lượng dưỡng chất, chất xơ cao nhưng lượng calo thấp, trung bình trong 100g thịt quả lê chỉ chứa khoảng 57 calo nên nó không gây mập, ngược lại, nếu biết cách ăn, lê còn giúp bạn giảm béo hiệu quả nhé.
Bởi một quả lê cỡ vừa có chứa tầm 6g chất xơ, tương đương với 1/4 lượng chất xơ mà cơ thể mỗi người cần sử dụng trong 1 ngày. Lượng chất xơ này sẽ giúp giảm khả năng hấp thụ chất béo.
Đặc biệt, theo bác sĩ Lola O’Rourke – Hội Dinh dưỡng Mỹ thì với tính xốp của mình, chất xơ trong lê còn giúp làm đầy bao tử nhanh, tạo cảm giác no lâu. Nhờ đó, bạn sẽ không còn cảm giác thèm ăn, hạn chế ăn thêm thực phẩm, kiểm soát cân nặng của mình tối ưu hơn.
Ăn lê nhiều có tốt không?
Tuy lê tốt cho sức khỏe nhưng chỉ nên ăn lê một lượng vừa đủ và không gây mập, nếu ăn quá nhiều, lượng chất béo thực vật khá cao trong lê sẽ tích trữ nhiều trong cơ thể bạn và tạo thành mỡ thừa, làm bạn béo lên đấy.
Trung bình một ngày, đối với nam cần khoảng 35g chất xơ, nữ cầng khoảng 25g chất xơ, do đó bạn chỉ cần ăn 1-2 quả lê mỗi ngày là vừa đủ, tốt cho sức khỏe mà lại chống tăng cân.
Cách ăn lê giảm cân hiệu quả
Bạn có thể ăn từ 1-2 quả lê mỗi ngày, ngoài cách ăn trực tiếp thì bạn có thể kết hợp chế biến theo nhiều cách như: Nước ép lê, sinh tố lê, nước ép táo lê, hỗn hợp lê mật ong,…hay kết hợp với các loại trái cây, rau củ khác trong bữa ăn sao cho khoa học và cân bằng dinh dưỡng.
Ngoài ra bạn cũng nên kết hợp với các bài tập thể dục để đốt cháy năng lượng dư thừa như: Yoga, tập gym, khiêu vũ, aerobic, đạp xe, chạy bộ,…
Nên ăn lê vào thời điểm nào trong ngày?
Không ăn lê thay cơm, chỉ ăn một lượng vừa phải, để có hiệu quả giảm cân cao, bạn nên ăn 1 quả lê hoặc 1 cốc nước ép lê trước mỗi bữa ăn.
Ngoài ăn lê trước bữa ăn thì giữa ngày, khi cảm thấy đói bạn cũng có thể làm món salad gồm lê, táo, chuối cắt nhỏ để ăn hay làm sinh tố lê, chúng giúp lấp đầy bụng, hết đói mà còn làm đẹp da nhé.
Các món ăn chế biến từ lê
Bánh Tart lê
Bánh Tart là một loại bánh có nguồn gốc từ Pháp và được nhiều người ưa thích tại Việt Nam. Nhìn có vẻ cầu kì nhưng bánh Tart thực chất không quá khó khi chế biến. Chỉ với vài nguyên liệu dễ tìm, có sẵn trong nhà là bạn đã có thể tự tay làm cho mình món bánh Tart lê hạnh nhân ngon miệng, có mùi trứng gà beo béo, mùi rượu thoang thoảng, ăn cũng lê rất lạ miệng mà ăn hoài không ngán.
Tham khảo thêm: Nghỉ lễ thử tài làm bánh Tart lê, hạnh nhân cho cả gia đình
Chè lê
Chè lê nghe thì có vẻ rất lạ, nhưng khi chế biến và thưởng thức rồi thì đảm bảo bạn sẽ mê mẩn với món ăn lạ miệng vừa ngon mát, bổ dưỡng này.
Chỉ với vài bước đơn giản gồm: Đun sôi táo tàu, kỉ tử rồi cho đường phèn, lê vào là đã có thể thưởng thức món ăn này với vị ngọt mát, không quá gắt mà lại ngon khó cưỡng.
Tham khảo thêm: Nghĩ lê chỉ để ăn là sai lầm, nó còn nấu được món chè ngon tuyệt vời thế này đây
Nước ép xoài lê
Nếu bạn là người yêu thích các loại nước ép trái cây thì chắc chắn nên thử qua món nước ép xoài lê một lần nhé!
Cách chế biến tương tự như các loại nước ép khác, chỉ cần cắt nhỏ cho vào máy ép là đã có ngay một ly nước ép để giải nhiệt và ngon miệng.
Tham khảo thêm: Hạ nhiệt ngày hè với cốc nước ép xoài lê
Những lưu ý khi ăn lê
- Vì lượng chất xơ chứa nhiều nhất trong vỏ lê nên nếu có thể, bạn nên ăn cả vỏ của lê, không bỏ vỏ để giảm béo tốt hơn.
- Không nên ăn lê với các loại thực phẩm như: Rau dền, thịt ngỗng, củ cải,…
- Bên cạnh đó, với những người bị bệnh về dạ dày, đường ruột,…thì cũng nên hạn chế ăn lê để bệnh không trầm trọng hơn nhé!
Tham khảo thêm: Tại sao mỗi ngày bạn nên ăn 1 quả lê?
Các câu hỏi liên quan về lê
Quả lê có nhiều đường không?
Trong 178g thịt quả lê sẽ chứa khoảng 17g đường, lượng đường này không nhiều nên bạn có thể ăn lê kể cả đang mắc bệnh tiểu đường.
Ăn quả lê có nóng không?
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, ăn lê không gây nóng mà còn có thể giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tốt cho gan và làm mát cơ thể vào những ngày hè.
Ăn vỏ lê có tốt không?
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ quả lê cũng có lợi cho sức khỏe nhờ khả năng chống viêm, tiêu độc. Do đó vỏ lê thường có mặt trong các loại thuốc Đông y để trị viêm họng, viêm phổi, ho, cảm cúm.
Tuy nhiên hiện nay để ngăn sâu bệnh thì nhà nông sẽ phun thuốc trừ sâu nên vỏ lê sẽ dễ có chất hóa học độc hại. Do đó bạn nên đảm bảo rằng khi dùng vỏ lê thì trái lê cũng không bị phun thuốc.
Bà bầu ăn lê có tốt không?
Lê là một loại trái cây lành tính, nên an toàn với bà bầu, cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi mà không hề gây tắc sữa như nhiều người lo sợ.
Nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý chọn quả lê có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rửa sạch để loại bỏ các mầm bệnh gây biến chứng thai kỳ.
Tham khảo thêm: Cách lựa lê Nam Phi giòn ngọt, nhiều nước
Qua bài này, chắc bạn đã biết ăn lê có mập rồi không nhỉ, nhớ ăn lượng vừa phải để không bị béo, dáng đẹp hơn nhé. Chia sẻ ý kiến của bạn với chúng tôi về vấn đề này bằng cách bình luận vào khung ở dưới ngay.
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lê có bao nhiêu calo? Ăn lê có béo không? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.