Chillon là tòa lâu đài đẹp nhất Thụy Sĩ. Lâu đài Chillon tọa lạc ở thành phố Montreux xinh đẹp. Đây không những là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca và điện ảnh. Hãy cùng Babartravel đến thăm Chillon nào!
Giới thiệu về lâu đài Chillon
Lâu đài Chillon
Chillon là lâu đài nổi tiếng của thành phố Montreux xinh đẹp. Lâu đài Chillon được xây trên một hòn đảo lớn nhô lên gần bờ đông hồ Geneva. Tính đến nay Chillon đã tồn tại được hơn 7 thế kỷ.
Chillon có hình vòm, cao 110m và rộng 50m. Lâu đài Chillon gồm 25 tòa nhà nhỏ nối lại với nhau. Giống với nhiều tòa lâu đài khác, mặt hướng về đất liền của Chillon có nhiều lỗ bắn cung, bẫy và pháo đài. Từ pháo đài có thể quan sát mọi động tĩnh từ bên ngoài. Điều này giúp Chillon phòng thủ tốt hơn.
Lâu đài Chillon nổi danh không thua kém lâu đài Chenonceau. Hàng năm Chillon thu hút hơn ba trăm ngàn du khách từ khắp thế giới. Chillon nằm giữa một bên là hồ, một bên là núi. Vì thế cảnh sắc quanh lâu đài Chillon vô cùng thu hút.
Khám phá bên trong lâu đài Chillon
Bên trong lâu đài Chillon có gì?
Dù trải qua nhiều thế kỷ nhưng lâu đài Chillon dường như không hề lưu lại dấu vết thời gian. Đó là do lâu đài Chillon đã được trùng tu theo một cách chuyên nghiệp nhất. Đích thân các vị tiến sĩ, nhà khảo cổ phải làm công việc của thợ hồ, thợ nề và thợ mộc. Họ tự tay chọn chất liệu, cẩn thận ghép từng viên gạch men nhỏ xíu. Sau đó, những vị tiến sĩ, nhà khảo cổ này sẽ trộn hồ và xây cất. Sau cùng, họ phải xóa dấu vết của việc sửa chữa. Rồi họ “ngụy trang” sao cho mọi thứ trông cổ kính như ban đầu.
Du khách đến tham quan có thể nhìn thấy nhà tù nổi tiếng của lâu đài Chillon. Du khách cũng được mắt thấy tai nghe về Hội trường Lớn, Hội trường Công lý, những kho vũ khí.
Đặc biệt, lâu đài Chillon không hề rỗng ruột như nhiều lâu đài khác ở châu Âu. Bên trong Chillon có khoảng 100 phòng lớn nhỏ. Các căn phòng của Chillon đều được trang bị đầy đủ. Chúng gồm cả phòng ngủ, phòng ăn, phòng sách, phòng vũ khí, có cả phòng tắm và nhà vệ sinh. Tuy nhiên, chỉ có ½ số phòng của Chillon mở cửa cho du khách.
Bên cạnh đó, bạn sẽ được nghe kể về những vị lãnh chúa đã từng là chủ nhân của Chillon. Cũng như được chiêm ngưỡng những món đồ, bút tích đã tồn tại hàng trăm thế kỷ. Mọi thứ ở Chillon đều được gìn giữ và bày biện cẩn thận.
Lâu đài Chillon trong thơ ca, phim ảnh
Lâu đài Chillon – cảm hứng dồi dào cho hãng Walt Disney
Từ cuối thế kỷ thứ XVIII, lâu đài đã là một điểm đến của những văn sĩ trường phái lãng mạn. Chẳng hạn như Jean-Jacques Rousseau, Victor Hugo, Alexandre Dumas.
Bên cạnh đó, lâu đài Chillon cũng luôn là suối nguồn cảm hứng cho các nhà thơ thế giới. Một trong những nhà thơ nổi tiếng là Byron đã có sáng tác nổi tiếng tại đây. Sáng tác ấy mang tên “Người tù nhân của Chillon” vào năm 1816. Người tù nhân đặc biệt trong bài thơ có tên là Bonivard. Bonivard là một nhà hoạt động tôn giáo và bị giam cầm từ 1530 đến 1536. Và trong một chuyến ghé thăm nhà tù, nhà thơ Byron đã sáng tác bài thơ “Người tù nhân của Chillon”. Bài thơ nhằm nói lên nỗi lòng của Bonivard trong suốt 6 năm bị giam giữ.
“…Ngục Chillon đứng một mình ảm đạm,
Bảy cột lớn đỡ vòm trần u ám,
Như đang chìm giữa hồ nước mênh mang.
Trời ngoài kia sao nắng đẹp, chói chang
Mà trong ngục không một tia sáng rọi…”
Đặc biệt hơn, công trình kiến trúc này cũng là nguồn cảm hứng dồi dào cho hãng Walt Disney. Hãng này đã dựa theo Chillon để dựng lên tòa lâu đài trong phim “Nàng tiên cá”.
Đến với Chillon, bạn có thể tựa cửa nhìn ra bờ hồ bao la, ngắm dãy núi tuyết phủ trắng phía xa. Hay đơn giản là dừng chân bên cây cầu mộng mơ nối dài dòng sông Leman tuyệt đẹp. Ở Chillon, bạn sẽ được chìm đắm trong không khí cổ xưa của đất nước Thụy Sĩ. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không đi Thụy Sĩ thăm Chillon cùng Babartravel ngay nào?!
Đăng bởi: Hảo Hà
Từ khoá: Lâu đài Chillon – lâu đài xinh đẹp của Thụy Sĩ trong thơ ca
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lâu đài Chillon – lâu đài xinh đẹp của Thụy Sĩ trong thơ ca của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.