Bạn đang xem bài viết Lao phổi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh lao phổi là bệnh thường gặp và dễ lây lan, chúng ta cần hiểu về căn bệnh này để phòng tránh giúp bảo vệ sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh lao phổi nhé!
Bệnh lao phổi là gì?
Bệnh lao là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis lây lan từ người này sang người khác qua không khí.
Bệnh lao thường ảnh hưởng đến phổi, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não, thận hoặc cột sống. Một người mắc bệnh lao có thể chết nếu họ không được điều trị.
Khái niệm về bệnh lao phổi
Phân biệt các loại bệnh lao
Bệnh lao tiềm ẩn
Các tế bào của hệ thống miễn dịch tìm và bắt giữ vi khuẩn và tiêu tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng một số vi khuẩn bị bắt vẫn có thể sống sót và nhân lên.
Sau đó, các tế bào của hệ thống miễn dịch xây dựng một bức tường xung quanh mô phổi với vi khuẩn lao . Vi khuẩn không thể gây hại nữa nếu hệ thống miễn dịch kiểm soát tốt, nhưng vi khuẩn lao vẫn tồn tại ở thể tiềm ẩn.
Bệnh lao tiềm ẩn
Vi khuẩn lao đang hoạt động
Bệnh lao thể đang hoạt động xảy ra khi hệ thống miễn dịch không thể kiểm soát nhiễm khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh khắp phổi hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh lao hoạt động thường xảy ra sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm lao tiềm ẩn.
Vi khuẩn lao đang hoạt động
Triệu chứng của bệnh lao phổi
Nhiễm lao sơ cấp: Hầu hết mọi người không có triệu chứng trong thời gian nhiễm trùng sơ cấp. Một số người có thể có các triệu chứng giống như cúm, chẳng hạn như:
- Sốt nhẹ.
- Mệt mỏi.
- Ho.
Nhiễm lao tiềm ẩn: giai đoạn này không có triệu chứng.
Bệnh lao đang hoạt động: Các triệu chứng của bệnh lao hoạt động ở phổi và nặng hơn trong vài tuần bao gồm:
- Ho, sốt.
- Ho ra máu hoặc chất nhầy.
- Đau ngực.
- Đau khi thở hoặc ho.
- Ớn lạnh.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Giảm cân.
- Không muốn ăn, mệt mỏi.
Bệnh lao hoạt động bên ngoài phổi: Nhiễm trùng lao có thể lây lan từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào bộ phận của cơ thể bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Sốt, ớn lạnh.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Giảm cân.
- Không muốn ăn.
- Mệt mỏi.
- Đau gần vị trí nhiễm khuẩn.
Triệu chứng của bệnh lao phổi
Nguyên nhân gây ra lao phổi
Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosiscó gây ra.
- Những người mắc bệnh lao đang hoạt động trong phổi hoặc thanh quản có thể lây bệnh. Vi khuẩn giải phóng những giọt nhỏ mang vi khuẩn trong không khí. Điều này có thể xảy ra khi người bệnh nói, hát, cười, ho hoặc hắt hơi. Bệnh dễ lây lan ở những nơi mọi người sống hoặc làm việc cùng nhau trong một thời gian dài.
- Những người mắc bệnh lao tiềm ẩn không thể lây bệnh cho người khác.
Nguyên nhân gây ra lao phổi
Biến chứng nguy hiểm
Đau cột sống
Nguyên nhân bị đau cột sống là do vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến trú ngụ tại các đốt sống của xương sống và gây bệnh gây ra tình trạng viêm đĩa đệm, đốt sống.
Đau cột sống là biến chứng của lao phổi
Tổn thương khớp
Tổn thương khớp là do trực khuẩn lao từ phổi hoặc hạch, đi vào máu tới xương. Lao xương thường xuất hiện ở các xương xốp như: thân đốt sống, xương tụ cốt bàn tay và bàn chân.
Tổn thương khớp là biến chứng của lao phổi
Viêm màng não
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn lao sẽ theo đường máu và tấn công lên não, màng não. Điều này có thể xảy ra ngay lập tức sau khi bạn nhiễm phải vi khuẩn lao hoặc vài tháng hoặc vài năm sau đó.
Bệnh khởi đầu với những triệu chứng không đặc hiệu: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, có người bị co giật khu trú, liệt, nói sảng, buồn bã,… Căn bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi.
- Ở người lớn: thường gặp từ 20-50 tuổi, nam bị nhiều hơn nữ.
- Ở trẻ em: thường gặp từ 1-5 tuổi.
Viêm màng não là biến chứng của lao phổi
Các vấn đề về gan hoặc thận
Vi khuẩn lao xâm nhập và phá hủy các cấu trúc của thận gây suy thận, thậm chí hoại tử thận.Trong khi bị lao thận người bệnh cũng sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng huyết áp thay đổi bất thường, huyết áp tăng cao.
Bên cạnh đó, thuốc điều trị lao có thể gây viêm gan, hoại tử tế bào gan, tăng men gan.
Các vấn đề về gan hoặc thận là biến chứng của lao phổi
Rối loạn tim
Bệnh lao gây tràn dịch màng tim với các triệu chứng phụ thuộc vào lượng dịch và tốc độ hình thành dịch ở màng tim như sau:
- Đau ngực, khó thở.
- Nổi tĩnh mạch cổ.
- Chi dưới phù.
- Nhịp tim nhịp nhanh.
Rối loạn tim là biến chứng của lao phổi
Cách chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để tìm ra số lượng tế bào có trong hệ thống miễn dịch giúp chẩn đoán bệnh lao phổi.
Nếu kết quả xét nghiệm cho ra dương tính có nghĩa bạn đang bị nhiễm lao tiềm ẩn hoặc bệnh lao đang hoạt động.
Xét nghiệm máu để chẩn đoán lao phổi
Chụp ảnh
Chụp X-quang ngực có thể cho thấy các mảng không đều trong phổi, điển hình của bệnh lao đang hoạt động.
Chụp ảnh để chẩn đoán lao phổi
Xét nghiệm đờm
Bác sĩ yêu cầu bạn lấy một mẫu chất nhầy chảy ra khi ho để thực hiện các xét nghiệm và thường có kết quả sau vài tuần.
Xét nghiệm đờm để chẩn đoán lao phổi
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Các triệu chứng của bệnh lao tương tự như các triệu chứng của nhiều bệnh khác. Bạn nên đi gặp bác sĩ để thăm khám nếu có các triệu chứng sau:
- Đau ngực.
- Nhức đầu đột ngột, dữ dội.
- Lú lẫn.
- Co giật.
- Khó thở.
Bạn nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức khi có các triệu chứng sau:
- Ho ra máu.
- Có máu trong nước tiểu hoặc phân của bạn.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nơi khám chữa bệnh phổi uy tín
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E Hà Nội, Viện Y học cổ truyền Trung ương.
Nơi khám chữa bệnh phổi uy tín
Các phương pháp chữa bệnh lao phổi
Hiện nay, tất cả các thể lao được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi gần như hoàn toàn bằng các thuốc chống lao đặc hiệu. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị bệnh lao bằng thuốc trị lao là chủ yếu, ngoại trừ một số trường hợp lao xương khớp và tiết niệu sinh dục có thể cần điều trị thêm bằng phẫu thuật.
Nếu sử dụng thuốc đúng nguyên tắc thì có thể điều trị khỏi bệnh, diệt được vi khuẩn lao trong vòng từ 2-3 tuần.
Điều trị lao phải được kiểm soát trực tiếp theo chiến lược:
- Khi phát hiện mắc bệnh lao phổi, bệnh nhân nên đăng ký điều trị tại tổ lao tuyến quận huyện và chuyển về điều trị có kiểm soát tại trạm y tế xã.
- Sau khi điều trị tấn công 1-2 tháng, bệnh nhân lao thấy triệu chứng giảm bớt rõ rệt và tiếp tục theo dõi điều trị.
- Nếu bệnh nhân cảm thấy các triệu chứng đã giảm vẫn tiếp tục điều trị theo phác đồ để diệt hết vi khuẩn lao. Bởi vì vi khuẩn lao rất dễ bị kháng thuốc.
- Lao kháng thuốc không những nguy hại cho cá nhân người bệnh mà còn nguy hại to lớn đối với cộng đồng vì bệnh nhân đã kháng thuốc thì khả năng điều trị khỏi rất khó khăn và nguy cơ lan truyền dòng kháng thuốc.
Các phương pháp chữa bệnh lao phổi
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng bệnh lao phổi bạn nên thực hiện các phương pháp sau:
- Tiêm phòng vắc-xin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 01 tháng tuổi.
- Cần mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác hoặc người bị bệnh lao phổi.
- Không sử dụng chung quần áo, chăn màn, không ngủ chung,…
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa thoáng mát sạch sẽ, lau sạch nhà cửa với các hóa chất khử trùng.
- Không hút thuốc lá và rượu bia.
- Người bệnh không được khạc nhổ bừa bãi, đờm khạc ra phải được đậy kín và đem tiêu hủy.
Biện pháp phòng ngừa lao phổi
- Ho mãn tính
- Hen phế quản
- U phổi
Bài viết trên đã đưa ra các nội dung về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lao phổi. Nếu quý đọc giả cảm thấy hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân yêu của mình nhé!
Nguồn: CDC, NHS, WebMD, Mayo Clinic
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lao phổi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.