Bạn đang xem bài viết Làm thế nào khi trẻ bị chân vòng kiềng? Những điều cha mẹ cần biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chân vòng kiềng ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ khiến nhiều người mất tự tin. Khi mắc dị tật chân vòng kiềng sẽ làm chiều cao suy giảm. Nếu tình trạng nặng, chân vòng kiềng làm cho người mắc có nguy có cao trong viêm khớp, khó khăn trong vận động. Chính vì vậy việc phát hiện và có sự phòng ngừa dị tật này cho trẻ sẽ giúp bé có được dáng chân đẹp trong tương lai.
Chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng là một loại dị tật ở chân, chân sẽ không thể thẳng như bình thường. Có hai dáng chân thường gặp là chân chữ O là dáng cong ra phía ngoài, dáng chữ X ngược lại với dáng chữ O chân cong vào trong. Đặc điểm chung là khi đứng hai mắt cá chân đều không thể chạm vào nhau như chân bình thường. Tùy theo mức độ dị tật mà độ cong của chân khác nhau.
Ngoài ra chân vòng kiềng còn là dấu hiệu của các căn bệnh khác như còi xương, có thể là làm viêm khớp ở đầu gối và hông.
Nhận biết trẻ bị chân vòng kiềng như thế nào?
Hiện tượng dị tật này xuất hiện nhiều ở trẻ em em, đặc biệt là trẻ sơ sinh do không gian trong bụng mẹ chật làm chân bé bị co lại. Nếu trẻ sơ sinh bị chân vòng kiềng sẽ không cần đến sự điều trị của bác sĩ, chúng sẽ tự thẳng lại đến khi bé biết đi trong khoảng từ 12 đến 18 tháng tuổi. Riêng nếu trẻ em từ 2 tháng tuổi trở đi có dấu hiệu chân bị vòng kiềng, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
Nguyên nhân trẻ bị chân vòng kiềng
Nguyên nhân dẫn đến chân bé bị vòng kiềng đó là do bệnh lý bao gồm:
Bệnh còi xương do thiếu các vitamin chủ yếu là vitamin D trong một thời gian dài. Bệnh này sẽ khiến chân bé bị yếu.
Bệnh lùn do rối loạn tăng trưởng gây nên.
Bệnh Blount thường phổ biến ở trẻ em bị béo phì, nguy cơ cao ở các bé biết đi sớm hơn 11 – 14 tháng tuổi.
Ngộ độc chỉ, flo, gãy xương nhưng không chữa đúng lúc hoặc do loạn sản xương.
Làm thế nào khi trẻ bị chân vòng kiềng?
Điều trị chân vòng kiềng ở trẻ
Điều trị chân vòng kiềng ở trẻ gồm có nhiều lựa chọn như:
- Giày đặc biệt
- Brace
- Bó bột
- Phẫu thuật để điều chỉnh bất thường xương
- Điều trị các bệnh hoặc điều kiện gây ra bệnh.
Phòng ngừa chân vòng kiềng ở trẻ
Cho trẻ bú sữa mẹ vì trong sữa mẹ trong 6 tháng đầu, sữa có nhiều vitamin giúp trẻ có được vitamin D, một loại vitamin quan trọng trong quá trình hình thành xương.
Nhẹ nhàng nắn chân cho trẻ, điều này giúp chân trẻ duỗi thẳng, kiên trì tập cho trẻ từ 6 tháng đến 1 năm.
Đừng vội bắt trẻ tập đi sớm vì lúc này xương trẻ còn yếu, nên dẫn đến chân rất dễ bị vòng kiềng.
Trường hợp nào cần sự can thiệp của bác sĩ?
Bé đi khập khiễng, chỉ một chân bị vòng kiềng, trong thời gian ngắn nhưng chân con cong rất nhiều.
Chân vòng kiềng bắt đầu xuất hiện khi trẻ từ 5 đến 7 tuổi.
Khi đi lại chân bé có cảm giác đau nhức, và cường độ tăng dần.
Đối với trường hợp này nhờ y học can thiệp như: Phẫu thuật, bó bột, brace, mang giày đặc biệt,…
Tham khảo ngay mẹo chữa chân vòng kiềng an toàn hiệu quả cho bé. Tuy nhiên, cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám vào có pháp đồ điều trị tốt nhất.
Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để biết rõ hơn về trường hợp trẻ bị chân gồng kiềng này và tìm được hướng giải quyết sớm nhất.
Bạn sẽ quan tâm:
- Trẻ sơ sinh dùng tã, chân có bị vòng kiềng khi dùng lâu ngày?
- Trẻ biết đi sớm bị chân vòng kiềng phải bó bột, bác sĩ nhi khoa nói gì?
- Chân trẻ sơ sinh bị cong: Nguyên nhân và cách phòng tránh chân trẻ bị cong
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Làm thế nào khi trẻ bị chân vòng kiềng? Những điều cha mẹ cần biết tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.