Bạn đang xem bài viết Làm sao để nuôi dạy trẻ tự lập ngay khi còn nhỏ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Pgdphurieng.edu.vn đã tổng hợp những cách để nuôi dạy trẻ tự lập ngay khi còn nhỏ, bạn hãy vào tham khảo để tìm được cách giúp con cải thiện kỹ năng sống cần thiết đồng thời phát triển toàn diện hơn nhé!.
Đừng quá nuông chiều con
Không ba mẹ nào không muốn cho con những điều con muốn, những điều tốt nhất cả. Nhưng đôi khi sự nuông chiều của ba mẹ lại tạo thành thói quen dựa dẫm, muốn là được của bé . Điều này khiến cho bé khi càng lớn càng thích ỷ lại, không có tính quyết đoán và trở nên yếu đuối.
An ủi, vỗ về con mỗi lần con vấp ngã là việc tốt để con có thể cảm nhận được tình yêu thương, sự an toàn từ bố mẹ. Nhưng cũng phải tùy từng mức đỗ an ủi và vỗ về bởi một ngày nào đó khi con lớn khôn, con sẽ phải tự mình đứng lên sau những vấp ngã, sẽ không có bố mẹ đứng sau con và che chở con như thuở còn bé.
Lời khuyên cho các bậc cha mẹ là hãy để con được tự giải quyết vấn đề của mình . Thay vì quá can thiệp vào cuộc sống của con, ba mẹ nên tâm sự với con và cho con những lời khuyên bổ ích, để con có thêm giải pháp để giải quyết chính vấn đề của mình.
Hãy ví dụ với việc đi học của con. Trường học là một xã hội thu nhỏ, tại đây con sẽ phải tự mình phát triển kỹ năng cần thiết, tự con va chạm và tự con đứng lên. Tùy theo mức độ cần can thiệp, bố mẹ nên để con phát triển tự nhiên nhất có thể, đừng quá vỗ về, lo sợ đến mức can thiệp từ việc học cho đến bạn bè của con.
Dạy con về tính trách nhiệm
Một trong những phương pháp dạy con rất hiệu quả của người Nhật đó chính là giao cho con trách nhiệm từ khi con còn nhỏ. Việc dạy con có trách nhiệm rất quan trọng bởi con cần phải có trách nhiệm với cuộc đời mình, với những hành động của mình.
Hơn nữa, tính trách nhiệm cũng sẽ ảnh hưởng một phần tới các quyết định của con. Ví dụ với việc con được giao như quét nhà, gấp quần áo,… bản thân con đang có trách nhiệm phải hoàn thành những việc bố mẹ đã giao và việc con quyết định làm tròn nhiệm vụ của mình hay chọn cách bỏ qua nó đều phụ thuộc vào tính trách nhiệm của con.
Rèn tính trách nhiệm cho con không phải là để con tham gia vào những vấn đề tài chính của gia đình. Bố mẹ hãy dạy con từ việc cho con được đóng góp ý kiến vào những kế hoạch đi chơi và để con tự mình tìm hiểu những điều quan trọng, cần thiết cho một chuyến đi.
Chấp nhận thất bại của con
Rất nhiều bậc phụ huynh kỳ vọng vào con một cách quá đáng. Ba mẹ đòi hỏi sự hoàn hảo, sự chiến thắng trong cuộc đời của con. Hiển nhiên điều đó là bất khả thi bởi vì không ai là không phải vấp ngã trong đời mình.
Sự kỳ vọng thái quá ấy có thể khiến con trở nên áp lực, ngạt thở, mong muốn được giải thoát và cuối cùng là trốn tránh trách nhiệm từ việc học cho tới việc chăm sóc bản thân con. Hiển nhiên rằng con sẽ không thể tự lập được mà cứ ỷ lại vào việc bố mẹ bắt ép con.
Thất bại không phải là điều xấu, “ thất bại là mẹ thành công”, con gặp những gian nan, những thất bại cho cuộc đời thì con mới có thể bất bại trước sóng gió cuộc đời. Vậy nên ba mẹ hãy luôn ở bên con, cổ vũ con để con có thể đứng lên và tiếp tục cố gắng.
Hãy để con được tự do, trải nghiệm và rút kinh nghiệm từ những cú ngã của con. Đừng nên nói quá nhiều về những thất bại của con vì điều đó có thể khiến con cảm thấy mặc cảm. Ba mẹ hãy nói chuyện với con theo chiều hướng tích cực, khích lệ con và hướng dẫn con để con có thể làm tốt hơn.
Ví dụ điển hình nhất đến từ việc học của con, có thể trẻ sẽ cảm thấy mặc cảm bởi vì một điểm số không tốt nào đó. Thay vì ép con phải học, trách mắng con thì ba mẹ nên cổ vũ con, khuyên con và cùng con tìm ra điều gì ảnh hưởng tới việc con học chưa được tốt.
Dạy con tính kiên trì
Bố mẹ hãy dạy con về tính kiên trì bởi tính cách này sẽ giúp con cố gắng thúc đẩy những khả năng của con trong tương lai. Trẻ nhỏ thường mau nản chí là một vấn đề bình thường. Tuy nhiên nếu bố mẹ rèn trẻ khi con còn nhỏ, con sẽ chủ động hơn, trách nhiệm hơn khi con càng lớn.
Mọi thất bại, khó khăn có thể khiến con thấy bối rối, mệt mỏi và chùn bước.Vì vậy bố mẹ hãy luôn ở bên con, động viên con, tạo một môi trường tích cực cho con để con có thể kiên trì và chăm chỉ hoàn thành trách nhiệm, bổn phận của mình trong mọi vấn đề trong cuộc sống. Con sẽ học được cách tự lập từ những việc con kiên trì theo làm hằng ngày.
Những cách để dạy con tự lập từ nhỏ trên mong rằng sẽ giúp ích cho bố mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Bạn hãy theo dõi Pgdphurieng.edu.vn thường xuyên hơn để cập nhật những thông tin hữu dụng, bổ ích nhé!
Mua sữa bột dinh dưỡng cho bé yêu tại Pgdphurieng.edu.vn:
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Làm sao để nuôi dạy trẻ tự lập ngay khi còn nhỏ tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.