Bạn đang xem bài viết Làm gì sau khi tiêm vaccine COVID-19? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Vậy chúng ta cần làm gì sau khi tiêm vaccine COVID-19? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Vaccine Covid-19 là gì?
Vaccine Covid-19 là loại vaccine giúp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây nên. Vaccine không giúp loại bỏ 100% nguy cơ mắc bệnh của bạn, tuy nhiên nó có thể bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ mắc bệnh ở thể nặng và tử vong.
6 loại vaccine Covid-19 được cấp phép sử dụng tại Việt Nam là:
- Vaccine AstraZeneca
- Vaccine Sputnik V (Gam-COVID-Vac)
- Vaccine Vero Cell (Sinopharm)
- Vaccine Comirnaty (Pfizer/BioNTech)
- Vaccine Moderna (Spikevax)
- Vaccine Janssen (Johnson & Johnson)
Sau khi tiêm vaccine cần làm gì?
Nghỉ ngơi và theo dõi tại chỗ
Khi đi tiêm vaccine Covid-19, nhân viên y tế sẽ luôn dặn bạn ở lại địa điểm tiêm từ 30 – 45 phút để quan sát và theo dõi tình trạng sức khỏe. Việc này nhằm giúp bác sĩ có thể xử trí kịp thời các trường hợp phản ứng thuốc có thể xảy ra, nhằm phòng tránh các biến chứng nguy hiểm với sức khỏe.
Nghỉ ngơi tại chỗ từ 30-45 phút sau tiêm để theo dõi
Chú ý lịch tiêm
Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về thời gian tiêm vaccine Covid-19 cho từng đối tượng như sau:
- Người từ 18 tuổi trở lên: Tiêm mũi 3 sau khi tiêm mũi 2 ba tháng, tiêm mũi 4 sau khi tiêm mũi 3 bốn tháng.
- Người từ 12 – dưới 18 tuổi: Tiêm mũi 3 sau khi tiêm mũi 2 năm tháng.
- Trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi: Tiêm ngay sau khi trẻ khỏi bệnh Covid-19 ba tháng.
Khả năng miễn dịch với virus có thể giảm dần theo thời gian, vì vậy bạn cần tiêm vaccine đúng lịch, đủ mũi để cơ thể được bảo vệ toàn diện nhất. Bạn hãy ghi nhớ mốc thời gian tiêm của bản thân để tránh bỏ lỡ lịch tiêm chủng mũi kế tiếp nhé.
Chú ý để không bỏ lỡ lịch tiêm mũi tiếp theo
Tự chăm sóc bản thân
Sau khoảng 45 phút nghỉ ngơi tại chỗ, nếu cơ thể không có các phản ứng bất thường, bạn có thể rời địa điểm tiêm chủng và tự chăm sóc tại nhà. Hầu như tất cả mọi người đều sẽ có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho, viêm kết mạc,… nên bạn không cần quá lo lắng nếu thấy mình xuất hiện những dấu hiệu này.
Tuy nhiên bạn hãy lắng nghe cơ thể của bản thân, nếu thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào hoặc các triệu chứng trở nên quá trầm trọng, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Theo dõi các triệu chứng và tự chăm sóc bản thân sau tiêm
Chăm sóc vết tiêm
Sau khi tiêm vaccine Covid-19, vết tiêm của bạn có thể bị sưng, đau hoặc ngứa nhẹ nhưng bạn không nên đắp thứ gì lên vết tiêm như thuốc hay các loại lá cây, dược liệu mà chưa hỏi ý kiến chuyên gia.
Thay vào đó, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch được làm ẩm bằng nước mát và áp nhẹ lên vết tiêm để giúp vết tiêm dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn vẫn có thể đi tắm như bình thường mà không cần phải tránh vết tiêm.
Giữ vết thương sạch sẽ và không đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm
Sau tiêm vắc xin nên kiêng gì?
Tránh uống rượu bia
Uống nhiều rượu bia là yếu tố nguy cơ gây nên rất nhiều các bệnh lý mãn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ gan, bệnh tim mạch,…). Những đồ uống có cồn này có thể gây cản trở khả năng miễn dịch, khiến người bệnh dễ gặp phải các tác dụng phụ và biến chứng sau khi tiêm hơn.
Đặc biệt rượu là tác nhân gây mất nước và làm nặng thêm tình trạng sốt, mệt mỏi có thể xuất hiện sau khi tiêm nhắc lại vaccine. Vì thế, hạn chế uống rượu ít nhất 24 giờ trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19 là điều được khuyến cáo để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của quá trình tiêm chủng.
Tránh uống rượu bia sau khi tiêm
Tránh làm việc quá sức
Sau khi tiêm phòng, cơ thể bạn sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng để huy động các tế bào bảo vệ của cơ thể chống lại virus. Đó chính là lý do mà bạn xuất hiện các triệu chứng sốt và mệt mỏi toàn thân.
Thông thường, các triệu chứng này chỉ kéo dài từ 1-3 ngày tùy vào cơ địa mỗi người. Vì vậy, bạn dành ra một vài ngày để nghỉ ngơi thật tốt và tránh làm việc quá sức sẽ giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn.
Nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức sau tiêm
Ngủ sớm và đủ giấc
Nếu bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ mệt mỏi, kiệt sức và không có được trạng thái tốt nhất để chiến đấu chống lại virus hay hình thành nên kháng thể.
Một giấc ngủ chất lượng có ý nghĩa rất lớn để góp phần tăng cường miễn dịch. Hãy cố gắng ngủ sớm và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, tự chữa lành.
Nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể nhanh hồi phục
Không ăn đồ chiên rán, dầu mỡ
Khoảng thời gian sau khi tiêm vaccine, bạn nên có một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để có đủ sức khỏe chống lại virus.
Thức ăn nhanh, các món nướng, chiên, rán chứa rất nhiều dầu mỡ và chất béo xấu không có lợi cho sức khỏe. Tránh dùng những món ăn này trong vòng 1 tuần sau tiêm sẽ giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn.
Tránh ăn các đồ dầu mỡ 1 tuần sau khi tiêm
Không tự ý dùng thuốc giảm đau
Cảm giác đau nhức, mệt mỏi có thể khiến bạn vô cùng khó chịu và muốn sử dụng đến các thuốc giảm đau. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên làm điều này vì thuốc giảm đau có thể gây giảm tác dụng của vaccine.
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi bạn muốn uống bất cứ loại thuốc giảm đau nào để tránh gặp phải những tác dụng phụ hay biến chứng không mong muốn.
Không nên tự ý uống thuốc giảm đau mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ
Nhóm thực phẩm nên ăn trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể bạn đủ nhiên liệu để chống chọi với virus. Năm nhóm thực phẩm bổ dưỡng dưới đây là sự lựa chọn thích hợp có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn:
- Rau xanh: đặc biệt là các loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau cải, rau muống,… vì chúng là nguồn dồi dào chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng.
- Quả mọng: các loại quả mọng có màu sắc tươi tắn như dâu, việt quất,… cũng rất giàu chất chống oxy hóa, các vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe.
- Hành, tỏi: đây là những gia vị quen thuộc vừa làm tăng hương vị cho món ăn vừa giúp kích thích sự ngon miệng. Không chỉ vậy, chúng còn mang đặc tính chống viêm tự nhiên rất có lợi với cơ thể sau khi tiêm vacxin.
- Nghệ: nghệ chứa một hoạt chất đặc biệt gọi là cucurmin hoạt động như một chất kháng sinh mạnh giúp bảo vệ cơ thể trong các trường hợp viêm hay nhiễm khuẩn.
- Các món súp, canh: các triệu chứng sau tiêm có thể khiến bạn mệt mỏi và chán ăn. Một bát canh hoặc súp ấm sẽ rất phù hợp vì vừa dễ nuốt lại giàu dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm phong phú.
Rau xanh giàu chất chống oxy hóa
Các tác dụng phụ không mong muốn sau tiêm và cách xử trí
Phản ứng tại chỗ sau tiêm
Các phản ứng tại chỗ sau tiêm thường gặp là: sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ khắp toàn thân,… Các phản ứng này thường ở mức độ nhẹ và sẽ tự hết sau một thời gian (1-3 ngày) tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và loại vaccine mà họ tiêm.
Ngoài ra, ở vị trí tiêm của bạn cũng có thể xuất hiện các biểu hiện như: sưng, ngứa, nóng, đau,… đây là các dấu hiệu bình thường và sẽ hết trong vòng vài giờ đồng hồ nên bạn không cần quá lo lắng.
Đau đầu là một phản ứng tại chỗ sau tiêm
Phản ứng phản vệ
Phản ứng phản vệ sau khi tiêm thường có nguy cơ cao xảy ra ở những đối tượng có sức khỏe yếu và người có cơ địa dị ứng. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm: nổi ban đỏ, khó thở, huyết áp không ổn định, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, mê sảng và mức độ nặng có thể mất ý thức, ngừng thở, ngừng tim.
Nếu nhận thấy bản thân có một trong các triệu chứng này, cần nhanh chóng báo cho nhân viên y tế nếu còn đang ở tại địa điểm tiêm. Trong trường hợp sốc phản vệ xảy ra khi người tiêm đã về nhà, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Khó thở là một dấu hiệu của sốc phản vệ
Khi nào tiêm mũi 2?
Sau khi tiêm mũi thứ 1, thời gian để tiêm tiếp mũi 2 sẽ tùy thuộc vào loại vaccine mà bạn được tiêm. Dưới đây là khoảng thời gian cụ thể để tiêm mũi 2 của các loại vaccine được sử dụng tại Việt Nam, bạn hãy ghi nhớ để đi tiêm đúng lịch nhé!
- Vaccine AstraZeneca: 8-12 tuần.
- Vaccine Sputnik V: 3 tuần.
- Vaccine Vero Cell: 4 tuần.
- Vaccine Pfizer/BioNTech: 3 tuần.
- Vaccine Moderna: 1 tháng.
- Vaccine Janssen: Loại vaccine này chỉ có 1 mũi duy nhất.
Thời gian tiêm mũi thứ 2 phụ thuộc vào loại vaccine bạn tiêm
Có cần phòng bệnh sau khi tiêm?
Tiêm vaccine không có nghĩa là bạn sẽ hoàn toàn không mắc Covid-19 nữa. Bạn vẫn cần tuân thủ quy tắc 2K + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân theo thông điệp phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế để tự bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh.
Trong đó, 2K bao gồm:
- Khẩu trang: Luôn đeo khẩu trang bất cứ khi nào bạn đi ra ngoài, đặc biệt là ở những nơi công cộng, địa điểm tập trung đông người.
- Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khử khuẩn hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
Bộ Y Tế còn kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp khác để phòng chống dịch hiệu quả hơn:
- Vaccine: Tiêm vaccine đúng lịch và đầy đủ các mũi.
- Thuốc: Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của Bộ Y Tế.
- Công nghệ: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh như Sổ sức khỏe điện tử và App PC-Covid để khai báo y tế giúp các cơ quan chức năng kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
- Ý thức người dân: Mỗi người dân cần có ý thức tự phòng bệnh, tuân thủ các hoạt động chống dịch và không lan truyền các thông tin chưa kiểm chứng gây hoang mang cho cộng đồng.
Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ bản thân và người khác
Chăm sóc sức khỏe sau tiêm ngừa
Sau đã tiêm ngừa vaccine đầy đủ, bạn vẫn cần có một lối sống lành mạnh để cơ thể luôn khỏe khoắn, giúp tăng cường miễn dịch, phòng tránh lây nhiễm virus:
- Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe.
- Uống đủ nước.
- Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, quả chín.
- Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống, khử khuẩn tay và đồ đạc trong nhà thường xuyên.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng hoặc một năm một lần.
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe
Những lưu ý trước và sau khi tiêm vacxin Covid 19, bạn cần phải chuẩn bị sẵn
Trước khi tiêm chủng, bạn nên chú ý chuẩn bị trước một số thứ như:
- Chuẩn bị CCCD/CMND và các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu.
- Ăn uống đầy đủ để đảm bảo trạng thái sức khỏe.
- Tải app: Sổ sức khỏe điện tử và khai báo y tế định kỳ.
- Cung cấp thông tin chân thực, chính xác cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe bản thân hiện tại và tiền sử bệnh nếu có.
Sau khi tiêm chủng, hãy lưu ý những điều sau:
- Ở lại địa điểm tiêm chủng theo thời gian được yêu cầu (30-45 phút) để theo dõi.
- Chú ý tự chăm sóc bản thân và yêu cầu sự trợ giúp y tế ngay khi thấy có biểu hiện trầm trọng bất thường.
Nên khai báo y tế đầy đủ trước và sau khi tiêm vaccine
Xem thêm
- Người bị Covid nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?
- Cách vệ sinh mũi họng phòng ngừa biến chủng COVID-19 mới và các lưu ý
Trên đây là những lưu ý sau khi tiêm vaccine Covid-19 mà bạn nên biết. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy lưu lại ngay và chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng biết nhé!
Nguồn: VNVC, Youmed
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Làm gì sau khi tiêm vaccine COVID-19? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.