Nhiều người không biết lá mơ thực sự có thể mang lại những công dụng gì cho sức khỏe cũng như hương vị của món ăn được chế biến từ chúng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Khi nhắc đến lá mơ, chúng ta thường liên tưởng ngay tới các món gỏi cá, nem thính… chuyên ăn kèm cùng loại lá này. Tuy nhiên, lá mơ không chỉ đơn thuần là một loại rau thơm, khuếch tán hương vị mà còn là loại “thần dược” trị bách bệnh. Bạn hãy cùng khám phá công dụng của loại lá mơ này với Pgdphurieng.edu.vn nhé!
Lá mơ là gì?
Cây lá mơ thuộc dạng thân leo, dễ phát triển và có lá hình dáng trái trứng, mọc đối với một đầu nhọn, màu tím nhạt ở mặt dưới và màu xanh ở mặt trên. Ở giữa lá có đường gân nổi rõ được bao phủ bằng một lớp lông mịn ở trên.
Hiện tại Việt Nam có khoảng 5 loại cây lá mơ khác nhau. Trong đó, lá mơ lông được sử dụng phổ biến nhất.
Về nguồn dinh dưỡng, y học hiện đại đã chứng minh lá mơ chứa protein, carotene, vitamin C và một số tinh dầu như alcaloid, paederin và bisulfur carbon mang lợi rất nhiều lợi ích và hạn chế sự phát triển của một số vi khuẩn.
Bên cạnh đó, lá mơ còn vô cùng thông dụng trong các bài thuốc chữa có liên quan đến viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.
Lợi ích của lá mơ với sức khỏe
Theo Lương y Phan Thị Thạnh, dưới đây là một số công dụng của lá mơ với sức khỏe:
Sát khuẩn
Lá mơ lông vốn có công dụng sát khuẩn, diệt khuẩn lỵ amip và simela là hai vi khuẩn gây tình trạng kiết lỵ cho những người mắc bệnh.
Ngoài ra, nếu bạn ăn trứng lòng đỏ chiên lá mơ liên tục trong 2 – 3 ngày thì sẽ có khả năng chữa đau bụng tiêu chảy, kiết lỵ và các bệnh liên quan đường ruột khác.
Điều trị ho
Tinh dầu sulfur dimethyl disulphit có trong lá mơ sẽ đóng vai trò như một thang thuốc bổ điều trị ho triệt để chỉ với vài ngày ăn lá mơ được nấu chín hoặc thậm chí ăn sống.
Trị giun
Thành phần của lá mơ thường được dân gian sử dụng để chữa giun kim và giun đũa có trong cơ thể chúng ta vì tác động mạnh đến ký sinh trùng đường ruột.
Đây là phương thuốc khá đơn giản cho mọi nhà có thể áp dụng để diệt giun triệt để và còn được hỗ trợ tiêu hóa ổn định nữa.
Chữa viêm đại tràng
Giới chuyên gia y dược thường khuyến khích người bị viêm đại tràng nên kết hợp lá mơ vào trong bữa ăn của mình để điều trị hiệu quả và an toàn thay vì sử dụng thuốc thang. Chỉ với 15 ngày kiên trì ăn lá mơ, bệnh tình của bạn có thể chuyển biến tốt hơn.
Điều trị đau nhức xương khớp ở người già
Người già thường có những triệu chứng phong thấp, đau khớp, nhức mỏi khi thời tiết biến đổi bất chợt. Ngoài việc chế biến thành nước uống để bồi bổ dinh dưỡng trong cơ thể thì bạn có thể sử dụng để làm thuốc xoa bóp xương khớp để giảm đau hiệu quả.
Các món ngon từ lá mơ
Lá mơ không chỉ được phổ biến trong y dược mà còn vô cùng được ưa chuộng để kết hợp với nhiều món ngon gia đình.
Lá mơ cuộn heo tộc nướng
Heo tộc hay còn được gọi là heo mọi, có phần thịt không quá mềm, cũng không dai mà săn chắc và ít mỡ. Món ăn này sẽ càng ngon miệng hơn khi được cuộn với lá mơ non xanh mướt và chấm cùng với mắm ruốc hoặc ăn kèm với sả thì vô cùng ngon miệng.
Lá mơ chế biến với trứng gà
Lá mơ chế biến với trứng gà không chỉ mang lại vị thơm ngon, hấp dẫn, át đi vị tanh trong trứng mà còn có tác dụng giải nhiệt và chữa đau bụng cho người ăn. Trong dân gian thường sử dụng lá mơ chế biến với trứng như trứng chiên hay trứng hấp rất đưa cơm và dễ ăn.
Lá mơ cuốn cá rô đồng
Đây là một món ăn vô cùng quen thuộc của người dân miền sông nước bởi cá rô đồng đem kho tộ hoặc chiên giòn, hay nướng trên than lửa hồng lại vô cùng ngọt và béo béo khi ăn cùng lá mơ xanh có vị hăng nhẹ, tăng sự hấp dẫn của món ăn trong bữa cơm gia đình đấy.
Bánh lá mít rau mơ
Có nguồn gốc từ vùng miền Tây sông nước với nguyên liệu bột gạo dẻo thơm, bột năng và nước cốt dừa béo ngậy kết hợp cùng lá mơ xanh. Mùi thơm nức có thể thu hút bạn từ xa và món ăn bắt mắt trên bàn ăn, thích hợp cho bữa tráng miệng ngon ngọt và bùi.
Lưu ý khi ăn lá mơ
Sau đây là một số lưu ý bạn cần để tâm để tránh những tình huống phản tác dụng ngoài mong muốn từ lá mơ nhé!
– Tham khảo ý kiến chuyên môn từ chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng.
– Khi ăn sống, đắp ngoài hay sắc nước uống cũng nên ngâm với nước muối khoảng 20 phút để khử khuẩn hoàn toàn.
– Dùng đúng liều lượng được khuyến cáo hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
– Bạn tuyệt đối không sử dụng lá mơ nếu có dị ứng với bất kì thành phần có trong nó.
Chỉ với những chiếc lá mơ nhỏ nhắn mà có thể mang lại những lợi ích hữu dụng đến sức khỏe người tiêu dùng nếu bạn chế biến đúng cách và sử dụng liều lượng phù hợp với thể trạng. Chúc bạn thành công nhé!
Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống, Vinmec
Xem thêm:
>> Cách làm món thịt viên chiên lá mơ với hương vị độc đáo
>> Cách làm món thịt viên chiên lá mơ với hương vị độc đáo của chị Hà
>> Lá nguyệt quế là lá gì? Công dụng của lá nguyệt quế
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn