Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trang 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, giúp các em tìm hiểu bài thuận tiện hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 5 Chủ đề 4: Lập kế hoạch kinh doanh – Phần 1: Giáo dục kinh tế cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo Bài 5
Luyện tập 1
Em hãy nêu nội dung của bản kế hoạch kinh doanh và cho ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
– Các nội dung trong bản kế hoạch kinh doanh:
+ Tóm tắt kế hoạch kinh doanh, gồm: Tên kế hoạch; ý tưởng kinh doanh; tổng quan về doanh nghiệp; đối tượng khách hàng; sản phẩm và dịch vụ; phân tích thị trường (đối thủ, điều kiện thuận lợi và khó khăn)
+ Định hướng kinh doanh, gồm: Xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh; mô tả sản phẩm/ dịch vụ; mô doanh nghiệp; xác định các nhiệm vụ, phương án với mục đích dài hạn; tóm tắt phần trọng tâm nhất trong bản kế hoạch
+ Mục tiêu và chiến lược kinh doanh, gồm: Các mong muốn, kì vọng đạt được trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu và kế hoạch kinh doanh dài hạn của từng thời kỳ chiến lược kinh doanh tổng thể, dài hạn điều khiển các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đặt ra
+ Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh, gồm: Đánh giá thị trường: những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong quá trình kinh doanh; khách hàng mục tiêu; đối thủ cạnh tranh
+ Kế hoạch hoạt động, gồm: Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ; kế hoạch tổ chức vận hành, quản lí; kế hoạch marketing; kế hoạch tài chính; kế hoạch nhân sự
+ Rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí, gồm: Nghiên cứu, phân tích đánh giá nguy cơ có khả năng xuất hiện, mức độ ảnh hưởng trong quá trình doanh nghiệp đưa ra biện pháp phòng ngừa và biện pháp xử lí phù hợp
– Ví dụ minh họa (phần tóm tắt kế hoạch kinh doanh)
+ Tên kế hoạch: Kinh doanh cây cảnh mini
+ Đối tượng khách hàng: học sinh, sinh viên, người dân trên địa bàn thị trấn X
+ Sản phẩm, dịch vụ: hạt giống; chậu cây cảnh mini,…
+ Nguồn lực: có kiến thức và kĩ năng chuyên môn của ngành công nghệ sinh học; có mặt bằng sản xuất và kinh doanh; có nguồn vốn ban đầu…
+ Thị trường: nhu cầu sử dụng các sản phẩm cây cảnh mini của người dân ngày càng lớn; thị trường ít có đối thủ cạnh tranh vì khu vực thị trấn X chưa có chủ thể nào kinh doanh mặt hàng này.
Luyện tập 2
Em hãy nêu và giải thích vai trò của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và cho ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
– Vai trò: Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh:
- Xác định được các mục tiêu, chiến lược thị trường;
- Đưa ra phương hướng và phương thức thực hiện kinh doanh;
- Đưa ra những quyết định tốt hơn trong quá trình kinh doanh;
- Tăng khả năng huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
– Ví dụ: Nhận thấy quê hương mình rất phong phú về các loại thảo mộc và nhu cầu thị trường về dòng sản phẩm này thiên nhiên ngày càng tăng lên, anh H đã xây dựng kế hoạch kinh doanh mĩ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên. Sau khi đánh giá những thuận lợi và khó khăn, anh H nhận thấy kế hoạch kinh doanh của mình có khả thi. Nhờ xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt, đánh giá đúng cơ hội, đối tượng khách hàng tiềm năng,… nên việc kinh doanh của anh H đã đạt được những thành công ban đầu.
Luyện tập 3
Em hãy bổ sung nội dung và sắp xếp lại trình tự sau để được các bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.
- Thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh, ngành và lĩnh vực hoạt động, môi trường kinh tế – xã hội và pháp luật
- Lập kế hoạch quảng bá, truyền thông thương hiệu cũng như giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp đến khách hàng
- Xây dựng phương án đến khách hàng giúp doanh nghiệp vẫn có thể trụ vững trong một vài trường hợp bất khả kháng
- Xây dựng mục tiêu rõ ràng trong từng thời kì để xác định được hướng đi và hoạt động trong tương lai
Lời giải:
Các bước lập kế hoạch kinh doanh:
+ Bước 1: Xác định định hướng kinh doanh: Xây dựng tầm nhìn, kì vọng thể hiện mong muốn của chủ thể kinh doanh; và
+ Bước 2: Lập mục tiêu và chiến lược kinh doanh: Đặt ra mục tiêu, mục đích trong từng thời kì;
+ Bước 3: Phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chủ thể
+ Bước 4: Xây dựng kế hoạch hoạt động: Nội dung, cách thức tổ chức thực hiện mục tiêu kinh doanh;
+ Bước 5: Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí: Phòng ngừa và giải quyết rủi ro.
Luyện tập 4
Em hãy thảo luận cùng các bạn, xây dựng tiêu chí để đánh giá bản kế hoạch kinh doanh.
Lời giải:
– Tiêu chí về nội dung:
- Tính vượt trội: sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh có điểm gì nổi trội so với các sản phẩm/ dịch vụ khác trên thị trường?
- Tính mới mẻ, độc đáo: khi đã có quá nhiều sản phẩm/ dịch vụ liên quan xuất hiện trên thị trường, làm thế nào để sản phẩm của bạn có tính mới mẻ, độc đáo, khác biệt so với các sản phẩm/ dịch vụ đã có.
- Tính hữu dụng: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có sức sống lâu dài, tính hữu dụng cao và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng không?
- Tính khả thi: sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể thực hiện chứ không phải nghĩ hay vẽ ra những hoạt động kinh doanh bất khả thi.
- Lợi thế cạnh tranh: cách thức kinh doanh của bạn phải có tiến bộ, có khả năng cạnh tranh hơn so với các cách thức kinh doanh đang có.
– Tiêu chí về hình thức:
- Trình bày rõ ràng, khoa học
- Bản kế hoạch phải được căn chỉnh định dạng đúng theo thể thức văn bản về: cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, giãn dòng,…
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo Bài 5
Dựa vào tiêu chí đã xây dựng ở bài tập 4 để đánh giá kế hoạch kinh doanh của bản thân.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
– Về hình thức: bản kế hoạch kinh doanh của em đã đáp ứng được các tiêu chí như:
- Trình bày rõ ràng, khoa học
- Căn chỉnh định dạng đúng theo thể thức văn bản về: cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, giãn dòng,…
– Về nội dung:
+ Kế hoạch kinh doanh của em đã đáp ứng được các tiêu chí:
- Tính mới mẻ, độc đáo (thể hiện ở việc: vừa kinh doanh chậu cây cảnh mini, vừa thiết kế và kinh doanh các tiểu cảnh mini…)
- Tính hữu dụng
- Tính khả thi
+ Một số hạn chế trong kế hoạch kinh doanh của em: chưa phân tích rõ lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác trên thị trường; chưa nhận thức được hết những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh,…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế và pháp luật 12 Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh Giải KTPL 12 Chân trời sáng tạo trang 39 → 45 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.