Thông thường một chuyến du lịch về miền Tây sông nước, dù đi đâu làm gì người ta đều chọn tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” để làm điểm đến mở đầu cho cuộc hành trình. Vốn dĩ như vậy là vì tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” miền Tây là nơi nổi tiếng với nhiều điều đặc sắc trong văn hóa, lịch sử và đời sống. Vậy tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” có gì thú vị? Hãy cùng dattour.vn khám phá tứ linh cồn danh tiếng miền Tây trong hành trình khám phá đất phương Nam.
Nội dung bài viết
Tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” ở đâu?
Tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” nằm trên dòng sông Tiền thuộc địa phận hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Trong đó, cồn Long và cồn Lân thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; còn cồn Quy và cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Mặc dù thuộc địa phận hai tỉnh thế nhưng tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” nằm khá sát nhau, chỉ cách khoảng 1km – 2km đường sông, mất tầm 10 – 15 phút di chuyển bằng tàu.
Cồn Long (cù lao Tân Long)
Trong tứ linh, cồn Long hay còn gọi là cù lao Tân Long (cồn Rồng) là cồn nổi chuyên nuôi thủy sản trên bè và sửa chữa ghe tàu vì gần cảng cá Mỹ Tho. Cồn thuộc địa phận phường Tân Long, thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang.
Theo như ghi chép thì vào khoảng năm 1788, giữa sông Mỹ Tho (một nhánh nhỏ sông Tiền) nổi lên một gò đất nhỏ nhưng nhờ phù sa bồi đắp nên dần về sau thành gò đất đồi. Đến năm 1872, gò đất nổi cao lên khỏi mặt nước thành cồn (cồn hay còn gọi là cù lao, ý chỉ để phân biệt cồn trên sông và đảo trên biển) với nhiều loại cây bần, mắm… mọc um tùm.
Lúc này Đốc phủ Mầu là một đại địa chủ có tiếng giàu nhất xứ Định Tường (tên gọi của Mỹ Tho trước đây) đã cho người qua thăm dò, rồi tuyên bố rằng đây là đất do ông khai phá. Sau đó, ông đã cho mang những loại cây đặc sản của đất liền lúc bây giờ như mận, nhãn… qua trồng ở cồn này và phân công người gìn giữ đất trên cồn.
Sông nước trên cồn Long (cù lao Tân Long)
Sau năm 1867, khi thực dân Pháp chiếm xong Nam Kỳ lục tỉnh và thiết lập bộ máy đô hộ nên đã áp địa chủ Mầu giao cồn Rồng lại cho chính quyền Pháp. Nhanh chóng, người Pháp cho xây ngây một bệnh viện phong vào năm 1958 để những bệnh nhân bệnh phong qua ở và điều trị. Trại phong lúc này được xem như là một ấp của xã Bình Đức, được quản lý bởi một bộ máy chính quyền do người Pháp lập ra.
Đến 1971 thì trại phong này được dời ra Quy Hòa (thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định ngày nay) để người dân đến sinh sống và lập thành một làng sống bằng nghề đánh bắt thủy sản và trồng cây ăn trái. Chính từ lý do này mà cồn Rồng còn được gọi là cồn Cùi (hay cồn Phong, về sau gọi là cồn Tân Phong). Tiếp tục về sau đó, đất cồn quanh năm được phù sa bồi đắp và dần trở thành nơi trồng cây ăn trái thu hút nhiều cư dân ở đất liền qua sinh sống và định cư ở đây.
Ngoạn cảnh cù lao Tân Long
Song cùng với sự ghi chép này, tên gọi cồn Long còn bởi truyền thuyết từ xa xưa kể lại rằng: “Thuở ấy, đất trời còn hoang sơ, chưa có dấu vết của sự sống con người. Dưới lòng sông Tiền có một con thuồng luồng rất lớn trú ngụ, lâu dần phù sa bồi đắp rồi phủ lên thân nó và hóa nó thành cồn đất nổi lên giữa dòng. Từ đó, con người xuất hiện, đem theo hoa trái, giống cây đến mảnh đất này để trồng trọt. Lâu dần, mỗi khi kể lại truyền thuyết cho con cháu, họ không gọi là con thuồng luồng nữa mà gọi đó là con rồng. Cũng từ đây người ta đã dùng tên “Long” để đặt trên cho cồn”.
Cồn Lân (cù lao Thới Sơn)
Nằm cách cồn Long khoảng 10 phút đường sông, cồn Lân (hay còn gọi là cù lao Thới Sơn, thuộc xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho) là cồn có diện tích lớn nhất trong bốn cồn.
Cồn Lân nổi bật với những con rạch nhỏ quanh co, uốn lượn theo thế đất đai hai bên phủ đầy bần, dừa nước. Cùng với đó là hình ảnh dịu hiền của người con gái trong chiếc áo bà ba, nón lá che nghiêng, chèo thuyền điệu nghệ… tất cả tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn riêng có của vùng sông nước miền Tây nói chung và cồn Lân nói riêng.
Cảnh đò chèo phục vụ khách du lịch tại cù lao Thới Sơn
Không những vậy, cồn Lân được ví như một bức tranh sống động của nước trời miền Tây khi một màu xanh ngắt bao phủ những nóc nhà chóp âm dương cổ kính đan xen trong sắc đỏ của phù sa lững lờ. Đặc biệt là những dấu vết, câu chuyện lịch sử thời anh hùng áo vải Quang Trung (Nguyễn Huệ) và những chiến công vang dội trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Cồn Quy (cù lao Biện Quy)
Cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 22km đường sông, 12km đường bộ tại địa bàn hai xã Tân Thạch và Quới Sơn, huyện Châu Thành. Cồn Quy (hay còn gọi là cồn Biện Quy) là cồn có diện tích nhỏ nhất trong bốn cồn được đặt tên theo quan niệm tứ linh với mục đích mang điềm an lành và hạnh phúc.
Cồn Quy (cù lao Biện Quy)
Cồn Quy ngày xưa chỉ là mỏm đất hoang vu, cỏ cây rậm rạp, không ai sinh sống. Dần dần con người lập đất, khai phá và chuyển đến xây cất nhà ở đây.
Theo thời gian, cồn được cơ chế bồi đắp tự nhiên của phù sa sông Tiền nên đất đai ngày càng màu mỡ, rộng rãi. Chính từ điều này mà người dân càng lúc càng đến ở nhiều trồng hoa màu và các loại cây ăn trái như nhãn, sapôchê, bưởi, mận, xoài, mít tố nữ… Đặc biệt, nghề nuôi ong chắt mật từ hoa nhãn tại cồn Quy là nghề nổi tiếng được nhiều người biết đến.
Khi người dân đến sinh sống làm ăn ngày càng đông, chính quyền nơi đây đã cho xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đê bao khép kín, nhờ vậy mỗi năm đến mùa lũ, các vườn cây không còn bị ngập nước, chết cây hay thất mùa.
Điểm nổi bật của cồn Quy này là vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ với nhiều vườn cây ăn trái lâu năm được trồng theo hàng, theo lối rất đẹp mắt. Chính vì vậy mà cồn Quy là nơi lý tưởng để tận hưởng cảm giác bình yên thiên nhiên trong lành
Cồn Phụng (cù lao Tân Vinh)
Cũng như cồn Quy, cồn Phụng cũng là một cồn nhỏ trên sông Mỹ Tho, tuy nhiên nhờ phù sa bù đắp nên cồn được mở rộng diện tích. Thực chất ngày trước, cồn có tên là Tân Vinh, về sau thì được gọi thêm một tên khác là cù lao Đạo Dừa. Nguyên do là đầu thế kỷ XX, ông Nguyễn Thành Nam đã đến đây xây chùa Nam Quốc Phật và thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa.
Cồn Phụng (Ảnh: myphunglt)
Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng thịnh hành và được nhiều người biết và gọi nhiều nhất là cồn Phụng. Việc ra đời tên gọi này là do trong thời gian xây dựng ngôi chùa Nam Quốc Phật của ông Nguyễn Thành Nam, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim phụng. Vì thế mà từ đó người ta đã truyền tai nhau và lấy đó để đặt tên cho cù lao này.
Du lịch tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” miền Tây có gì hấp dẫn?
Đi thuyền ngoạn cảnh sông Tiền
Đi thuyền ngoạn cảnh sông Tiền là hoạt động mở màn chuyến khám phá tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích. Với hoạt động này, du khách sẽ được thuyền đưa đi đưa ngoạn cảnh trên dòng sông Tiền lộng gió để ngắm nhìn cây cầu Rạch Miễu, tứ linh cồn và hai thành phố trẻ Mỹ Tho, Bến Tre.
Đi thuyền ngoạn cảnh sông Tiền
Đặc biệt là được nghe hướng dẫn viên tại điểm nói về những nét đặc trưng trong văn hóa miền sông nước của bà con miền Tây tại hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang; cùng với đó là bao điều thú vị trong lịch sử, hình thành tứ linh cồn.
Giao lưu, thưởng thức nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ”
Đến tham quan, du lịch tại tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng”, ngoài việc đi thuyền ngắm cảnh sông, trải nghiệm xuồng chèo ba lá qua các kênh rạch; thưởng thức trà mật ong ăn bánh ngọt thì việc giao lưu, thưởng thức nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” là điều không thể bỏ lỡ.
Khác với những nơi khác, nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” tại tứ cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” không trải chiếu ngồi đất mà được biểu diễn trong không gian đa chiều. Tức nghĩa là sẽ có một nhóm đờn ca luân phiên phục vụ một đoàn khách khoảng 35 cho đến 50 khách. Việc biểu diễn của nhóm đờn ca sẽ có 2 đến 4 nhạc công và 3 đến 5 tài tử, tùy theo số lượng khách và cảm hứng mà nhóm sẽ biểu diễn theo thời lượng khác nhau.
Thưởng thức nghệ thuật “Đờn ca tà tử Nam Bộ” (Ảnh: Trippy.vn)
Thưởng thức loại hình thưởng thức nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ” được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại này. Bạn sẽ cảm nhận được rất nhiều điều trong giá trị văn hóa lẫn tinh thần của con người sông nước Nam Bộ. Quan trọng là được hiểu hơn rất nhiều về việc đưa nghệ thuật vào việc phục vụ du lịch để giữ gìn bản sắc truyền thống.
Hầu hết tại tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng”, còn nào cũng có không gian biểu diễn của nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ”. Chính vì vậy mà khi đặt chấn đến cồn nào, bạn cũng có thể thưởng thức loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Trải nghiệm xuồng chèo ba lá qua các kênh rạch chằng chịt
Trải nghiệm xuồng chèo ba lá qua các kênh rạch chằng chịt tại tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” là điều mà chắc chắn bạn sẽ không bỏ lỡ khi đến đây.
Khách nước ngoài trải nghiệm đò chèo ba lá (Ảnh: Trippy.vn)
Bằng trải nghiệm này, bạn sẽ được ngồi trên chiếc xuồng chèo có thể chở tối đa được 6 người. Các cô chú, anh chị hiền hòa trong bộ đồ ba ba và chiếc nón lá sẽ đưa bạn qa các kênh rạch chằng chịt để ngắm nhìn phong cảnh sông nước. Nếu bạn thích, bạn có thể sử dụng một mái chèo để thử cảm giác chèo xuồng ba lá trên sông như thế nào. Dám chắc, bạn sẽ rất thích và khoái chí.
Trải nghiệm đò chèo trên kênh rạch
Điểm hấp dẫn trong trải nghiệm này là được hòa mình trong bức tranh văn hóa sông nước miền Tây đa màu sắc. Một bức tranh màu sắc sống động được tô điểm bởi nhiều ngôn ngữ, nhiều màu da, nhiều lời chào thân thiện … của nhiều du khách quốc tế đến từ nhiều nước khác nhau. Không cần biết bạn là ai, bạn như thế nào nhưng khi trải nghiệm này rồi thì tôi và bạn gặp nhau sẽ nhìn, sẽ cười và sẽ chào nhau bằng những hành động, những nụ cười thân mến.
Tham quan, tìm hiểu các làng nghề truyền thống
Vùng đất “đồng khởi” Bến Tre và “địa linh nhân kiệt” Tiền Giang là nơi có rất nhiều nghề truyền thống. Nổi bật trong số đó phải nói đến nghề làm kẹo dừa của tỉnh Bến Tre, nghề nuôi ong lấy mật và nghề làm hủ tiếu của tỉnh Tiền Giang. Đây là những ngành nghề truyền thống lâu đời không chỉ có tiếng trong vùng mà được biết đến ở một số quốc gia trên thế giới.
tham quan quy trình nuôi ong lấy mật t
Để tham quan, tìm hiểu những làng nghề truyền thống này, bạn có thể đến tại cồn Lân hoặc cồn Phụng. Cụ thể, tại cồn Lân, bạn sẽ được xem quy trình nuôi ong lấy mật tự nhiên và được thưởng thức miễn phí các thức uống từ ong rất bổ dưỡng cho sức khỏe như trà mật ong phấn hoa, sữa ong chua, trái cây sấy khô … Còn tại cồn Phụng, bạn sẽ được xem quy trình làm kẹo truyền thống cũng như quy trình làm ra các sản phẩm tự nhiên từ dừa.
Tham quan, tìm hiểu di tích đạo Dừa Nguyễn Thành Nam
Tại tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” nói chung và tại cồn Phụng nói riêng, việc ra đời đạo Dừa của ông Nguyễn Thành Nam là một trong những yếu tố làm nên tính hấp dẫn cho nơi đây. Nói đúng hơn, đạo Dừa Nguyễn Thành Nam hình thành là nơi để du khách hiểu hơn về văn hóa con người tại hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Mặc dù là đạo không được nhà nước công nhận, thế nhưng nó đã để lại bao điều thú vị để phục vụ du lịch ngày này.
Chân dung giáo chủ đạo Dừa Nguyễn Thành Nam
Đôi nét về giáo chủ Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam
Di tích đạo Dừa Bến Tre tại cồn Phụng
Ngày nay đến tham quan tại cồn Phụng, đâu đó vẫn còn hiện hữu những công trình của Đạo Dừa mà ông Nguyễn Thành Nam đã cho xây dựng. Hầu như tất cả vẫn còn nguyên vẹn, ngoài dấu vết của chùa Nam Quốc Phật đã bị phá hủy.
Bên cạnh những hoạt động, tham quan trên. Tại tứ linh cồn còn nhiều điều trải nghiệm hấp dẫn khác như tát mương bắt cá, đi cầu khỉ trên sông, các trò chơi dân gian miền sông nước, khám phá ẩm thực … đang chờ bạn khám phá. Có dịp, hãy đến tham quan, du lịch tại tứ linh cồn miền Tây.
Di chuyển đến tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” như thế nào?
Để di chuyển tứ cồn linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” của miền Tây, thông thường sẽ xuất phát tại hai điểm; một là bến tàu Chương Dương ở cồn Quy ở địa phận tỉnh Bến Tre, hai là bến tàu 30 tháng 4 của địa phận thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang. Bằng hai điểm xuất phát này, bạn sẽ liên hệ mua tour của các công ty lữ hành tại điểm như Công Đoàn, Tiền Giang, Mekong … hoặc của các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh du lịch tại đây.
Giá tour dành cho một người tham quan và trải nghiệm tất cả dịch vụ tại 4 cồn không cao, thương từ 300,000 vnđ – 500,000 vnđ/ người.
Một số lưu ý khi du lịch tứ cồn “Long – Lân – Quy – Phụng”
Đăng bởi: Nguyên Trần
Từ khoá: Kinh nghiệm du lịch tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” miền Tây
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh nghiệm du lịch tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” miền Tây của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.