Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 156, 157.
Giải KHTN 7 Bài 38 giúp các em dễ dàng viết báo cáo thực hành, ngày càng học thật tốt Chương IX: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Qua đó, cũng giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án cho học sinh.
Chuẩn bị thực hành Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
I. Chuẩn bị
1. Thiết bị, dụng cụ
- Chai nhựa đã qua sử dụng; đất trồng cây; bình tưới có vòi phun sương; nước ấm; dao hoặc kéo.
- Thước đo chia đơn vị đến mm; nhiệt kế.
- Các video hoặc tranh ảnh về quá trình sinh trưởng, phát triển ở một số loài động vật: muỗi, bướm, ếch đồng, cá, gà, lợn,…
2. Mẫu vật
Hạt đậu (đậu xanh, đậu đen hoặc đậu tương), hạt ngô hoặc lạc. Tuỳ mùa vụ, tuỳ địa phương, chọn loại hạt có thời gian nảy mầm ngắn, phù hợp. Chú ý chọn các hạt to, mẩy, không bị sâu, bệnh.
II. Cách tiến hành
1. Thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng và thực hành quan sát, mô tả sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực vật
- Bước 1: Dùng dao hoặc kéo cắt chai nhựa theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang rồi cho đất vào để tạo thành chậu hoặc khay trồng cây.
- Bước 2: Ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 35°C đến 40°C (trong khoảng 5 đến 10 giờ tuỳ loại hạt).
- Bước 3: Gieo hạt đã nảy mầm vào chậu, dùng vòi phun sương tưới ẩm đất trong chậu.
- Bước 4: Đặt chậu trong môi trường đủ ánh sáng, tưới nước hằng ngày và theo dõi.
- Bước 5: Quan sát sự nảy mầm, sinh trưởng, phát triển của các cây trong mỗi chậu. Đếm số lá, dùng thước đo chiều cao cây và kích thước lá hằng ngày (trong khoảng từ 5 đến 7 ngày) và ghi vào sổ theo dõi.
2. Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số động vật
Quan sát tranh ảnh hoặc video về quá trình sinh trưởng, phát triển ở một số loài động vật như bướm, muỗi, chó, gà,… trong vòng đời của chúng.
Yêu cầu quan sát:
- Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mỗi loài.
- Hình thái và kích thước cơ thể sinh vật ở mỗi giai đoạn.
- Biểu hiện của mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.
- Điểm giống và khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển ở các loài quan sát.
- Ghi chép ra vở các nội dung quan sát được.
Kết quả thực hành Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
Câu 1: Ghi kết quả quan sát sự sinh trưởng, phát triển của cây ở các chậu và sự sinh trưởng, phát triển của các loài động vật vào bảng theo mẫu sau:
Bảng 38.1
Tên cây trồng | Ngày | Chiều cao cây (cm) | Số lá | Kích thước lá (cm2) |
? | 1 | ? | ? | ? |
2 | ? | ? | ? | |
3 | ? | ? | ? | |
4 | ? | ? | ? | |
5 | ? | ? | ? |
Bảng 38.2
Tên động vật | Các giai đoạn phát triển | Đặc điểm về kích thước,hình thái cơ thể ở các giai đoạn |
? | ? | ? |
? | ? | ? |
? | ? | ? |
Trả lời:
– Kết quả quan sát sự sinh trưởng, phát triển của cây ở các chậu và sự sinh trưởng:
Bảng 38.1
Tên cây trồng | Ngày | Chiều cao cây (cm) | Số lá | Kích thước lá (cm2) |
Cây đậu xanh | 1 | Hạt bắt đầu nảy mẩm, xuất hiện rễ. | 0 | 0 |
2 | Xuất hiện nhiều rễ hơn | 0 | 0 | |
3 | 1 cm | 0 | 0 | |
4 | 1,5 cm | 0 | 0 | |
5 | 2,5 cm | 0 | 0 | |
6 | 4 cm | 0 | 0 | |
7 | 5,5 cm | 2 | 2 cm2 |
– Kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của các loài động vật:
Bảng 38.2
Tên động vật |
Các giai đoạn phát triển |
Đặc điểm về kích thước, hình thái cơ thể ở các giai đoạn |
Con bướm |
Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Nhộng → Bướm trưởng thành |
– Giai đoạn trứng: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan. – Giai đoạn ấu trùng (sâu bướm): Sâu bướm có hình trụ dài, sử dụng thức ăn chủ yếu là lá cây, lớn lên rất nhanh và trải qua nhiều lần lột xác. – Giai đoạn nhộng: Nhộng có hình túi nhỏ, không có hoạt động thu nhận thức ăn trong thời gian này. – Giai đoạn bướm trưởng thành: Bướm có cơ thể hình trụ dài, có 2 đôi cánh lớn, sử dụng thức ăn chủ yếu là mật hoa. |
Con gà |
Trứng → Gà mới nở → Gà con → Gà trưởng thành |
– Giai đoạn trứng: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. – Giai đoạn gà mới nở: Gà bé bằng nắm tay, cánh nhỏ, toàn cơ thể chỉ có lông tơ. – Giai đoạn gà con: Gà con lớn dần, bắt đầu mọc lông cánh, lông đuôi. – Giai đoạn gà trưởng thành: Gà tiến dần đến kích thước tối đa, gà trống mọc mào, gà bắt đầu có khả năng sinh sản. |
Câu 2: Nhận xét và rút ra kết luận từ kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật.
Trả lời:
Nhận xét và rút ra kết luận từ kết quả quan sát sự sinh trưởng và phát triển của thực vật và động vật:
- Các sinh vật đều có khả năng sinh trưởng và phát triển. Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật được biểu hiện bằng sự tăng lên về khối lượng và kích thước của cơ thể, sự phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
- Sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật là khác nhau. Trong cùng một loài, ở mỗi giai đoạn, sự sinh trưởng và phát triển cũng khác nhau về sự biểu hiện và tốc độ.
Trả lời câu hỏi Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật
Câu 1: Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát.
Trả lời:
Mô tả hạt nảy mầm và sinh trưởng của cây trong thời gian quan sát:
- Sau khi gieo hạt xuống đất, nhờ có nước không khí, hạt đã nảy mầm: Một chiếc mầm trắng được cắm xuống đất phát triển thành rễ để hút chất dinh dưỡng từ đất rồi sau đó một chiếc mầm xanh chồi ra, đẩy lên trên khỏi mặt đất phát triển thành thân mầm.
- Sau khi nảy mầm, lá mầm phát triển ổn định một thời gian rồi sau đó teo đi. Khi lá mầm mở rộng ra, những cơ quan sinh dưỡng của cây như lá non, thân dần lộ ra.
Câu 2: So sánh sự sinh trưởng, phát triển của các loài động vật đã quan sát.
Trả lời:
Loài bướm |
Loài gà |
– Có giai đoạn trung gian giữa con non và con trưởng thành (giai đoạn nhộng). |
– Không có giai đoạn trung gian giữa con non và con trưởng thành. |
– Có sự biến thái hoàn toàn, sâu bướm (có cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành) phải trải qua giai đoạn trung gian (nhộng) để biến đổi thành con trưởng thành. |
– Không có biến thái, gà con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như gà trưởng thành. |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 156 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.