Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 7Chân trời sáng tạo trang74, 75, 76, 77.
Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 14 Chủ đề 4: Âm thanh. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 14
Một người phải đứng cách một vách đá ít nhất bao nhiêu mét để có thể nghe được tiếng vang của mình khi hét to? Biết tốc độ truyền âm trong không khí ở điều kiện thường là 343 m/s.
Trả lời:
Ta có v = 343 m/s; t = s
Người đó phải đứng cách vách đá ít nhất là:
Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 14
Câu 1
Tiến hành thí nghiệm Hình 14.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Học sinh B áp tai vào miệng ống nhựa có nghe được tiếng nói của bạn A không?
b) Mô tả đường truyền của sóng âm trong thí nghiệm.
c) Nêu nhận xét về sự truyền sóng âm khi có vật cản và khi không có vật cản.
d) Kết quả thí nghiệm có gì khác biệt khi thay quyển sách bằng tấm xốp, tấm kính mờ, tấm thảm nhựa?
Trả lời:
a) Học sinh B áp tai vào ống nhựa có nghe được tiếng nói của bạn A.
b) Sóng âm được phát ra khi bạn A nói, nó truyền qua không khí bên trong ống nhựa đến điểm N của vật cản rồi từ N phản xạ lại vào ống nhựa mà bạn B đang áp tai vào, như vậy bạn B có thể nghe được âm do bạn A nói.
c) Sự truyền sóng âm khi có vật cản chậm hơn khi không có vật cản.
d) Khi thay quyển sách bằng tấm xốp và tấm thảm nhựa thì bạn B nghe được âm sẽ nhỏ hơn.
Còn khi thay quyển sách bằng tấm kính mờ thì ta nghe được âm rõ và to hơn.
Câu 2
Hãy chỉ ra những vật phản xạ âm tốt và những vật phản xạ âm kém trong Hình 14. 2.
Trả lời:
Trong hình 14.2 có:
- Những vật phản xạ âm tốt: gạch men, cửa kính.
- Những vật phản xạ âm kém: tấm xốp, thảm len.
Câu 3
Nêu một số ví dụ về tiếng vang em từng được nghe được trong thực tế.
Trả lời:
Ví dụ về tiếng vang em từng được nghe trong thực tế như:
- Khi nói to vào giếng sâu, âm thanh truyền đáy giếng rồi phản xạ lại.
- Khi nói chuyện trong hang động, do khi nói âm thanh truyền đến các vách đá trong hang động rồi phản xạ lại.
- Vỗ tay trong không gian phòng rộng
Câu 4
Nêu các loại tiếng ồn được minh họa trong Hình 14.4
Trả lời:
Các loại tiếng ồn được minh họa trong Hình 14.4:
- Tiếng ồn từ phương tiện giao thông: tiếng còi xe ô tô, tiếng động cơ ô tô, …
- Tiếng ồn từ các cửa hàng: cửa hàng kinh doanh nhạc cụ, ..
- Tiếng ồn từ công trình xây dựng: máy khoan cắt bê tông, …
Câu 5
Nêu một số tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của chúng ta.
Trả lời:
Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của chúng ta như:
- Giảm thính lực và mất thính lực
- Ảnh hưởng đến tim mạch, cơ quan tiêu hóa
- Căng thẳng tinh thần, gây ra mất ngủ, suy nhược cơ thể
- Ảnh hưởng đến giao tiếp.
- Suy giảm nhận thức ở trẻ em.
- Suy giảm chất lượng lao động, học tập
Câu 6
Hình 14.5 gợi ý một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
a) Hãy phân loại các biện pháp này theo từng nhóm tương ứng.
b) Nêu thêm một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thuộc mỗi nhóm.
Trả lời:
a) Ta có thể phân loại các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn từ Hình 14.5 vào các nhóm biện pháp như sau:
- Giảm độ to của âm: Đi nhẹ – nói khẽ.
- Làm phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh.
- Ngăn chặn đường truyền âm bằng cách sử dụng vật liệu cách âm: Sử dụng cửa kính hai lớp.
b) Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn khác thuộc mỗi nhóm như:
- Giảm độ to của âm: Treo biển “Cấm sử dụng còi” tại những tuyến đường gần bệnh viện, trường học; hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân bằng cách tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, …
- Làm phân tán âm trên đường truyền: Xây tường ngăn cách, xây hàng rào xung quanh nhà ở, văn phòng, …
- Ngăn chặn đường truyền âm bằng cách sử dụng vật liệu cách âm: Làm trần thạch cao, sử dụng đồ nội thất bằng gỗ trong gia đình, thiết kế tường bằng các vật liệu cách âm: gạch cách âm, xốp, …
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 14
Bài 1
Nếu vỗ tay hoặc nói to trong một căn phòng lớn và trống trải thì chúng ta nghe được tiếng vang. Tuy nhiên, cũng chính căn phòng đó, khi đã trang bị nhiều đồ đạc, nếu vỗ tay hoặc nói to thì chúng ta không còn nghe được tiếng vang nữa. Giải thích.
Trả lời:
Ta có thể giải thích như sau:
- Trước khi sắp xếp đồ đạc, tiếng vỗ tay hoặc tiếng nói sẽ bị các bức tường phản xạ lại và truyền đến tai chúng ta tạo thành tiếng vang truyền tới tai ta sau âm thanh phát ra ban đầu.
- Khi căn phòng được trang bị nhiều đồ đạc, các đồ đạc này sẽ hấp thụ hoặc có phản xạ lại âm thanh nhưng rất ít không đủ độ to để chúng ta có thể cảm nhận thấy. Vì thế, chúng ta chỉ có thể nghe thấy âm thanh mình phát ra mà không nghe thấy tiếng vang.
Bài 2
Cho các vật sau: sàn gỗ, thảm cỏ, hàng cây, tường bê tông, rèm nhung, bảng mica, tấm thép. Vật nào phản xạ âm tốt? Vật nào phản xạ âm kém?
Trả lời:
- Vật phản xạ âm tốt là: sàn gỗ, tường bê tông, bảng mica, tấm thép.
- Vật phản xạ âm kém là: thảm cỏ, hàng cây, rèm nhung.
Bài 3
Giả sử nhà em ở ven quốc lộ và trong một thị trấn đông đúc. Hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống tiếng ồn có thể thực hiện được cho nhà em.
Trả lời:
Một số biện pháp phòng chống tiếng ồn đề xuất:
- Sử dụng kính 2 lớp, tường cách âm, đồ nội thất bằng gỗ, … để hạn chế tiếng ồn.
- Xây dựng tường cao, hàng rào xung quanh nhà.
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, bên trong nhà có thể trang trí một số chậu cây vừa đủ, trồng thảm cỏ trước sân nhà.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 74 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.