Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Một số vật liệu giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6Kết nối tri thức với cuộc sống trang 42, 43, 44, 45.
Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 trang42 – 45 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 12 Chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Phần mở đầu
❓ Lịch sử loài người trải qua thời đại đồ đá (dùng làm công cụ), thời đại đồ đồng (dùng làm công cụ) và thời đại đồ sắt (dùng sắt, thép làm công cụ). Do vậy, tên vật liệu đã được dùng để đại diện cho một thời kì trong nền văn minh của con người. Em có thể chọn một loại vật liệu tiêu biểu để đặt tên cho thời đại ngày nay không?
Trả lời:
Một loại vật liệu tiêu biểu để đặt tên cho thời đại ngày nay đó là nhựa (chất dẻo).
I. Vật liệu
1. Em hãy cho biết các đồ dùng trong hình bên được làm từ những vật liệu nào.
2. Em hãy nêu một số ví dụ về một vật dụng có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau.
3. Em hãy nêu một số ví dụ về việc sử dụng một vật liệu làm ra được nhiều vật dụng khác nhau.
Trả lời:
1. Những đồ dùng trong hình được làm từ những vật liệu:
- Lốp xe được làm từ cao su
- Bàn được làm từ sứ
- Cốc được làm từ thủy tinh
- Chậu được làm từ nhựa
- Bát được làm từ đất sét
- Thìa, dĩa được làm từ inox
2. Ví dụ:
- Cốc có thể làm bằng nhựa, inox, thủy tinh, …
- Ghế có thể làm bằng gỗ, sắt, nhựa, …
3. Ví dụ:
- Nhựa có thể làm chậu, xô, cốc, …
- Gỗ có thể làm thành bàn, ghế, tủ, …
- Đồng có thể làm tượng, chuông, dây điện, …
II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu
Hoạt động 1
Hãy quan sát hiện tượng khi thực hiện thí nghiệm và điền kết quả quan sát được theo mẫu sau:
Vật liệu | Bóng đèn sáng hay không sáng | Vật liệu dẫn điện hay không dẫn điện |
? | ? | ? |
Trả lời:
Vật liệu | Bóng đèn sáng hay không sáng | Vật liệu dẫn điện hay không dẫn điện |
Kim loại | Sáng | Dẫn điện |
Nhựa | Không sáng | Không dẫn điện |
Gỗ | Không sáng | Không dẫn điện |
Cao su | Không sáng | Không dẫn điện |
Thủy tinh | Không sáng | Không dẫn điện |
Gốm | Không sáng | Không dẫn điện |
Hoạt động 2
Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ của các loại thìa. Điền kết quả quan sát, nhận xét theo mẫu bảng sau:
Vật liệu | Chiếc thìa nóng hơn/lạnh hơn/không nhận thấy sự thay đổi | Vật liệu dẫn nhiệt tốt hay không | |
Khi nhúng vào nước nóng | Khi nhúng vào nước đá | ||
? | ? | ? | ? |
Lời giải:
Vật liệu | Chiếc thìa nóng hơn/lạnh hơn/không nhận thấy sự thay đổi | Vật liệu dẫn nhiệt tốt hay không | |
Khi nhúng vào nước nóng | Khi nhúng vào nước đá | ||
Kim loại | Nóng hơn | Lạnh hơn | Dẫn nhiệt tốt |
Sứ | Hơi nóng hơn | Hơi lạnh hơn | Dẫn nhiệt kém |
Nhựa | Hơi nóng hơn | Hơi lạnh hơn | Dẫn nhiệt kém |
Gỗ | Không thay đổi | Không thay đổi | Không dẫn nhiệt |
Câu 1
❓Để làm chiếc ấm điện đun nước, người ta đã sử dụng các vật liệu gì? Giải thích.
Trả lời:
Để làm chiếc ấm đun nước, người ta sử dụng nhựa để làm vì nhựa không thấm nước, cách điện tốt, chịu được nhiệt độ cao,…
Câu 2
❓Quan sát các đồ vật trong hình bên rồi ghi nhận xét theo mẫu bảng sau:
Đồ vật | Vật liệu | Tính chất | Công dụng |
Chiếc ấm | gốm sứ | cứng, không thấm nước, dẫn nhiệt kém, … | Pha trà |
? | ? | ? | ? |
Trả lời:
Đồ vật | Vật liệu | Tính chất | Công dụng |
Chiếc ấm | gốm sứ | cứng, không thấm nước, dẫn nhiệt kém, … | Pha trà |
bộ xếp hình | nhựa | dẻo, không độc hại, khó bị nấm mốc, … | làm đồ chơi cho trẻ em |
ống, bình đựng hóa chất | thủy tinh | trong suốt, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ, … | đựng dung dịch, hóa chất, nước, … |
bàn | gỗ | bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy, có thể bị mối mọt | có nhiều công dụng khác nhau: làm bàn ngồi học, bàn đựng đồ vật nhỏ, … |
xoong | kim loại | có ánh kim, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, có thể kéo thành sợi và dát mỏng, cứng và bền, có thể bị gỉ | nấu thức ăn |
gang tay | cao su | đàn hồi, không dẫn nhiệt và điện, không thấm nước, dễ cháy | bảo vệ tay |
Câu 3
❓Hãy cho biết cách sử dụng một số đồ dùng gia đinh sao cho an toàn (tránh bị hỏng hóc, tránh bị điện giật, …).
Trả lời:
- Bàn, ghế: không để đồ vật quá nặng nên mặt bàn, ghế
- Ấm điện: không đun nước quá mức quy định.
III. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình
Câu 1
❓Hãy nêu cách xử lí các đồ dùng bỏ đi trong gia đình sau đây:
a) Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nylon
b) Quần áo cũ
c) Đồ điện cũ, hỏng
d) Pin điện hỏng
e) Đồ gỗ đã qua sử dụng
g) Giấy vụn
Trả lời:
a) Chai nhựa, chai thủy tinh, túi nylon: gom lại để tái chế.
b) Quần áo cũ: đem quyên góp, ủng hộ người nghèo
c) Đồ điện cũ, hỏng: gom lại để tái chế
d) Pin điện hỏng: vứt bỏ đúng nơi quy định
e) Đồ gỗ đã qua sử dụng: làm củi đốt, hoặc dùng làm nguyên liệu tạo ra các vật khác.
g) Giấy vụn: gom lại để tái chế
Câu 2
❓Hãy nêu cách xử lí rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày thành phân bón cho cây trồng.
Trả lời:
Rác thải dễ phân hủy từ những thức ăn bỏ đi hằng ngày, ta băm nhỏ và trộn đều với đất làm phân bón cho cây trồng.
Lý thuyết Một số vật liệu
I. Vật liệu
- Từ xưa, con người đã biết dùng các vật liệu tự nhiên như: đá và gỗ để làm dụng cụ lao động, xây nhà, đóng thuyền,…
- Sau đó con người chế tạo các vật liệu không có trong tự nhiên như gốm, sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa,…để phục vụ cho đời sống.
II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu
Mỗi vật liệu có các tính chất khác nhau. Cần dựa vào các tính chất này để lựa chọn vật liệu làm những vật dụng mong muốn.
Ví dụ:
- Dây dẫn điện làm bằng kim loại cầ được bọc nhựa cách điện để tránh bị điện giật khi tiếp xúc.
- Nồi nấu bằng kim loại có quai bằng gỗ hoặc nhựa để tránh bị bỏng
III. Thu gom rác thải và tái sử dụng đồ dùng trong gia đình
- Sử dụng vật liệu tiết kiệm và không sử dụng các vật liệu gây hại cho môi trường.
- Nhiều đồ cũ hoặc hỏng (đồ điện, chai lọ, túi đựng,…), rau, thực phẩm hư hỏng có thể được sử dụng lại với mục đích khác hoặc được gom lại để tái chế.
- Hạn chế rác thải, phân loại rác khi bỏ đi là những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 12: Một số vật liệu Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 42 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.