Giải bài tập KHTN 9 Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính, kính lúp giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 6 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 6 Chủ đề 2: Ánh sáng – Phần 1: Năng lượng và sự biến đổi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 6 – Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Lấy ví dụ về các trường hợp nhìn được ảnh của vật qua thấu kính trong thực tế.
Lời giải:
– Người bị cận, đeo thấu kính phân kì có thể nhìn vật ở xa.
– Ta nhìn thấy các vật ở xa qua ống nhòm (thấu kính hội tụ).
Câu 2
Tìm hiểu cách vẽ ảnh của vật sáng AB không vuông góc với trục chính của thấu kính ở hình 6.4.
Lời giải:
– Bước 1: Vẽ hai tia sáng đặc biệt: Tia sáng 1: Đi từ A qua quang tâm O của thấu kính, tia này đi thẳng không đổi hướng. Tia sáng 2: Đi từ A song song với trục chính, tia này sẽ đi qua tiêu điểm F’ của thấu kính.
– Bước 2: Xác định điểm giao nhau của hai tia sáng sau khi qua thấu kính: Gọi điểm giao nhau của hai tia sáng là A’.
– Bước 3: Nối A’ với B bằng một đường thẳng, đây là ảnh của vật AB.
Câu 3
Khi dịch chuyển màn chắn trong thí nghiệm trên, trường hợp nào không tìm được vị trí cho ảnh rõ nét trên màn chắn?
Lời giải:
– Thấu kính hội tụ: dịch chuyển thấu kính sao cho khoảng cách từ khe chữ F đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự được ghi trên thấu kính.
– Thấu kính phân kì: dịch chuyển thấu kính tại mọi vị trí khác nhau.
Câu 4
Với hình 6.3, chỉ ra các cặp tam giác đồng dạng. Viết các tỉ số đồng dạng của mỗi cặp tam giác đó.
Lời giải:
– △A’B’C’ và △ABF: Tỉ số đồng dạng: (A’B’) / (AB) = (A’F) / (AF) = (B’C’) / (BF)
Câu 5
Dựa vào hình vẽ, em chứng tỏ trong trường hợp vật cách thấu kính d = 2f thì ảnh cách thấu kính d’ = 2f và ảnh có độ cao bằng vật.
Lời giải:
Quy ước: 1 ô = 1 cm
Ta có: OF = 3 cm; AB = 2 cm; OA = 6 cm = 2.OF hay d = 2f
Dựa vào hình vẽ, ta nhận thấy
OA’ = 6 cm = 2.OF hay d’ = 2f
A’B’ = 2 cm = AB
=> Vật cách thấu kính d = 2f thì ảnh cách thấu kính d’ = 2f và ảnh có độ cao bằng vật.
Câu 6
Nêu một số trường hợp dùng kính lúp.
Lời giải:
Các trường hợp dùng kính lúp: quan sát các mẫu vật nhỏ (sợi tóc, các vết nứt trên bề mặt,…)
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 6 – Luyện tập
Luyện tập 1
Vẽ ảnh của điểm sáng S và vật sáng AB vào vở trong một số trường hợp sau:
Trong mỗi trường hợp, chỉ ra đâu là ảnh thật, đâu là ảnh ảo. Nhận xét về chiều và độ lớn của ảnh so với vật.
Lời giải:
– TH1: Ảnh thật, ngược chiều, ảnh lớn hơn vật.
– TH2: Ảnh ảo, cùng chiều, ảnh nhỏ hơn vật.
Luyện tập 2
Từ kết quả xác định ảnh trong mỗi trường hợp trên, nêu điều kiện về vị trí đặt vật trước thấu kính để có ảnh thật hoặc ảnh ảo.
Lời giải:
– Điều kiện về vị trí đặt vật trước thấu kính để có ảnh thật hoặc ảnh ảo.
Vật nhỏ đặt trước thấu kính |
Tính chất ảnh |
|
Thấu kính hội tụ |
Khoảng cách từ vật đến thấu kính lớn hơn tiêu cự |
Ảnh thật, ngược chiều với vật. Ảnh có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng vật |
Khoảng cách từ vật đến thấu kính nhỏ hơn tiêu cự |
Ảnh ảo, cùng chiều với vật. Ảnh lớn hơn vật |
|
Thấu kính phân kì |
Với mọi vị trí đặt vật |
Ảnh ảo, cùng chiều với vật. Ảnh nhỏ hơn vật |
Luyện tập 3
Một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 10 cm. Đặt vật ở đâu để thu được ảnh cao bằng vật? Nhận xét tính chất ảnh.
Luyện tập 4
Đặt một vật cao 8 mm trước thấu kính hội tụ. Ảnh hứng được trên màn cách thấu kính 12 cm, cao 3,2 cm, vuông góc trục chính.
a) Xác định khoảng cách từ vật tới thấu kính.
b) Tìm tiêu cự của thấu kính.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp Giải KHTN 9 Cánh diều trang 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.