Giải bài tập KHTN 9 Bài 33: Gene là trung tâm của di truyền học giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 159, 160, 161, 162.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 33 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 33 Chủ đề 11: Di truyền – Phần 4: Vật sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 33 – Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Cho biết một số đặc điểm của em giống và khác với bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình.
Trả lời:
– Một số đặc điểm của em giống với bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình: màu tóc (tóc đen), hình dạng tóc (tóc thẳng), màu da (da trắng), màu mắt (mắt đen), mắt hai mí, hình dạng mũi (mũi cao),…
– Một số đặc điểm của em khác với bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình: nhóm máu (nhóm máu B), chiều cao (thấp), khối lượng cơ thể,…
Câu 2
Quan sát hình 33.1, cho biết một nucleotide gồm những thành phần nào.
Trả lời:
Một nucleotide gồm 3 thành phần: nitrogenous base (gồm các loại là A, U, G, C, T), đường pentose (gồm 2 loại deoxyribose đối với DNA và ribose đối với RNA) và nhóm phosphate (PO43-).
Câu 3
Quan sát hình 33.2:
a) Các nucleotide khác nhau ở thành phần nào?
b) Mô tả cấu trúc của DNA.
Trả lời:
a) Các nucleotide khác nhau ở thành phần là: nitrogenous base. Do đó, tên của các nucleotide được gọi theo tên của các nitrogenous base.
b) Mô tả cấu trúc của DNA:
– DNA có cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotide song song, ngược chiều, xoắn quanh một trục tưởng tượng từ trái qua phải (xoắn phải).
– Trên mỗi mạch, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, tạo thành chuỗi polynucleotide.
– Giữa hai mạch đơn, các nitrogenous base của nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hydrogen, G của mạch này liên kết với C của mạch kia bằng 3 liên kết hydrogen hoặc ngược lại) tạo thành cặp nucleotide.
– DNA xoắn có tính chu kì, mỗi chu kì xoắn dài 34 Å tương ứng với 10 cặp nucleotide, đường kính vòng xoắn là 20 Å.
Câu 4
Phân biệt các loại RNA được thể hiện trong hình 33.3.
Trả lời:
Phân biệt các loại RNA:
mRNA |
tRNA |
rRNA |
|
Cấu trúc |
Là chuỗi polynucleotide dạng mạch thẳng, không có vùng tự bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide. |
Là chuỗi polynucleotide có một số vùng tự bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide (A – U, G – C) tạo nên cấu trúc 3 thùy đặc trưng. |
Là chuỗi polynucleotide có một số vùng (nhiều hơn tRNA) tự bắt cặp theo nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotide (A – U, G – C) tạo nên cấu trúc đặc trưng. |
Chức năng |
Mang thông tin quy định trình tự amino acid của chuỗi polypeptide. |
Vận chuyển amino acid đến ribosome tổng hợp chuỗi polypeptide. |
Kết hợp với protein cấu thành nên ribosome. |
Câu 5
Những đặc điểm nào thể hiện tính đặc trưng cá thể của hệ gene?
Trả lời:
Những đặc điểm thể hiện tính đặc trưng cá thể của hệ gene: số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotide trên phân tử DNA.
Câu 6
Vì sao gene là trung tâm của di truyền học?
Trả lời:
Hệ gene quy định tất cả các đặc điểm của cơ thể. Thông qua quá trình sinh sản, hệ gene của mỗi cá thể được thừa hưởng cả bên bố và bên mẹ. Vì vậy, con sinh ra có những đặc điểm giống nhau và giống bố mẹ. Bên cạnh đó, sự tổ hợp các gene qua quá trình sinh sản hoặc sự thay đổi trình tự nucleotide trên hệ gene sẽ tạo nên tính biến dị của sinh vật. Di truyền học nghiên cứu về tính di truyền và biến dị của sinh vật, do đó, gene là trung tâm của di truyền học.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 33 – Luyện tập
Luyện tập 1
Lấy ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị ở sinh vật.
Trả lời:
– Ví dụ về hiện tượng di truyền: bố mẹ đều thuận tay phải, con sinh ra thuận tay phải; bố mẹ đều có nhóm máu A, con sinh ra có nhóm máu A; cây bố mẹ đều hoa đỏ, các cây con có hoa đỏ; ruồi bố mẹ có thân xám, các con ruồi con có thân xám;…
– Ví dụ về hiện tượng biến dị: bố mẹ đều thuận tay phải, con sinh ra thuận tay trái; bố mẹ đều có nhóm máu A, con sinh ra có nhóm máu O; cây bố mẹ đều hoa đỏ, các cây con có hoa trắng; ruồi bố mẹ có thân xám, các con ruồi con có thân đen;…
Luyện tập 2
Giải thích vì sao từ 4 loại nucleotide có thể tạo nên sự đa dạng của DNA.
Trả lời:
Từ 4 loại nucleotide có thể tạo nên sự đa dạng của DNA vì: DNA được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, từ bốn loại nucleotide liên kết theo chiều dọc và sắp xếp theo nhiều cách khác nhau đã tạo ra vô số phân tử DNA khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotide.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 33: Gene là trung tâm của di truyền học Giải KHTN 9 Cánh diều trang 159, 160, 161, 162 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.