Giải bài tập KHTN 9 Bài 30: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 145, 146, 147, 148.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 30 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 30 Chủ đề 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất – Phần 3: Trái đất và bầu trời cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 30 – Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Trong vỏ Trái Đất, tổng hàm lượng của 10 nguyên tố hóa học phổ biến là bao nhiêu phần trăm?
Trả lời:
Bảng. Phần trăm khối lượng của 10 nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ Trái Đất
Tổng hàm lượng của 10 nguyên tố hóa học phổ biến là 99,79%
Câu 2
Trình bày một số lợi ích của việc khai thác tài nguyên trong vỏ Trái Đất. Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Tài nguyên trong vỏ Trái Đất rất dồi dào và phong phú là nguồn cung cấp vật liệu, nguyên liệu và nhiên liệu chủ yếu cho con người.
– Cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng. Tài nguyên thường được sử dụng làm vật liệu là cát, đá,…
– Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa chất, ngành công nghiệp silicate, ngành sản xuất phân bón, ngành công nghiệp luyện kim,… Ví dụ, khoáng vật lưu huỳnh là nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid, cát trắng là nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh.
– Cung cấp nhiên liệu (than mỏ, dầu mỏ, khí thiên nhiên,…) để tạo ra năng lượng phục vụ cho các quá trình sản xuất và quá trình sinh hoạt của con người.
– Đất trên bề mặt vỏ Trái Đất là môi trường tồn tại và phát triển của sinh vật.
Câu 3
Có thể tách được đơn chất rắn nào từ khoáng vật chính tạo nên cát trắng?
Trả lời:
Thành phần chính tạo nên cát trắng là SiO2 nên có thể tách được đơn chất Si ra. Ta có thể tách được Si tinh thể bằng phương pháp khử magnesium (nung hỗn hợp SiO2/Mg/NaCl theo tỉ lệ 1/0,8/10 ở nhiệt độ 670oC, khí trơ, trong 10 giờ).
Câu 4
Tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên trong vỏ Trái Đất mang đến cho chúng ta những lợi ích nào?
Trả lời:
Việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ nguồn tài nguyên giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, đồng thời giữ được sự cân bằng của môi trường tự nhiên.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 30 – Luyện tập
Luyện tập 1
Viết công thức hóa học của một số hợp chất của nguyên tố oxygen trong vỏ Trái Đất mà em biết.
Trả lời:
Một số hợp chất của nguyên tố oxygen trong vỏ Trái Đất như H2O, CaCO3, Al2O3, Fe3O4, CaSiO3, MgCO3…
Luyện tập 2
Dựa vào mức độ hoạt động hóa học của vàng, giải thích vì sao trong tự nhiên vàng chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất.
Trả lời:
Mức độ hoạt động hóa học của vàng rất yếu, do đó vàng ít tạo hợp chất với các nguyên tố khác. Vì vậy, vàng khá ổn định trong môi trường tự nhiên và dễ dàng tìm thấy ở dạng đơn chất.
Luyện tập 3
Một số hợp chất phổ biến của nguyên tố sắt trong vỏ Trái Đất gồm: iron(II) oxide, iron(II) carbonate, iron(III) oxide, iron(II) silicate và iron(II) disulfide. Trong các hợp chất trên, có bao nhiêu oxide, bao nhiêu muối?
Trả lời:
Trong các hợp chất trên:
– Có 2 oxide là iron(II) oxide, iron(III) oxide.
– Có 3 muối là iron(II) carbonate, iron(II) silicate và iron(II) disulfide.
Luyện tập 4
Kể tên ít nhất ba loại sản phẩm mà trong đó đất sét (hình 30.5) được dùng làm nguyên liệu chính.
Trả lời:
Sản phẩm được làm ra từ đất sét như gạch, ngói, các xoong nồi từ đất, đồ gốm sứ,…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 30: Sơ lược về hoá học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất Giải KHTN 9 Cánh diều trang 145, 146, 147, 148 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.