Giải KHTN 9 Bài 3: Cơ năng giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9Kết nối tri thức với cuộc sống trang 18, 19, 20.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 2 Chương I: Năng lượng cơ học SGK Khoa học Tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
I. Cơ năng
Một vật có khối lượng m = 1,5 kg được thả rơi từ độ cao h = 4 m so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, tính tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất. Biết toàn bộ thế năng của vật chuyển hóa thành động năng của vật
Lời giải:
Thế năng của vật ở độ cao 4 m là: Wt= P.h = 1,5.10.4 = 60J
Ta có: WC = Wd+ Wt= 0 + 60 = 60J
Cơ năng của vật không thay đổi mà toàn bộ thế năng của vật được chuyển hóa thành động năng nên ta có:
II. Sự chuyển hóa năng lượng
Câu hỏi: Nếu bỏ qua lực cản của không khí, hãy mô tả sự chuyển hóa động năng và thế năng của các vật được ném với cùng tốc độ ban đầu (Hình 3.3) trong hai trường hợp:
– Ném theo phương ngang, vật chuyển động theo quỹ đạo (1).
– Ném vật theo hướng chếch lên trên, vật chuyển động theo quỹ đạo (2).
Lời giải:
– Khi ném theo phương ngang, vật chuyển động theo quỹ đạo (1) thì động năng của vật tăng, thế năng của vật giảm trong toàn bộ quá trình
– Khi ném vật theo hướng chếch lên trên, vật chuyển động theo quỹ đạo (2) thì ban đầu động năng của vật giảm, thế năng của vật tăng. Đến độ cao cực đại thì vật bắt đầu rơi xuống, động năng của vật tăng, thế năng của vật giảm
Hoạt động: Xe thế năng có cấu tạo được mô tả trong Hình 3.4. Quả nặng được nối với trục xe qua một ròng rọc cố định bởi một sợi dây mềm, không dãn. Sợi dây được quấn nhiều vòng quanh trục xe.
Khi thả quả nặng chuyển động từ trên xuống, sợi dây sẽ kéo trục bánh xe làm bánh xe lăn, xe sẽ chuyển động.
a) Mô tả sự chuyển hóa năng lượng từ khi thả quả nặng đến khi quả nặng chạm sàn xe.
b) Cho độ cao ban đầu của quả nặng so với sàn xe là 8 cm, khối lượng của quả nặng là m1 = 20 g, khối lượng của xe là m2 = 50 g. Tính tốc độ của xe ngay khi quả nặng chạm sàn xe, nếu coi toàn bộ thế năng của quả nặng chuyển hóa thành động năng.
c) Trong thực tế, giá trị tốc độ thu được của xe khi quả nặng chạm sàn xe sẽ nhỏ hơn giá trị tính toán ở câu b. Hãy giải thích tại sao.
Lời giải:
a) Từ khi thả quả nặng đến khi chạm sàn thì động năng của vật tăng và thế năng của vật giảm
b) Thế năng của vật ở độ cao 8 cm là: Wt= P.h = 20.10.0,08 = 16J
Ta có: WC= Wd+ Wt= 0 + 16 = 16J
Cơ năng của vật không thay đổi mà toàn bộ thế năng của vật được chuyển hóa thành động năng nên ta có:
c) Trong thực tế, giá trị tốc độ thu được của xe khi quả nặng chạm sàn xe sẽ nhỏ hơn giá trị tính toán ở câu b vì trong thực tế có sự trao đổi năng lượng với môi trường bên ngoài.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 9 Bài 3: Cơ năng Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 18, 19, 20 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.