Giải bài tập KHTN 8 Bài tập Chủ đề 8 và 9 giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 202.
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài tập Chủ đề 8 và 9 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài tập Chủ đề 8 và 9 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn nhé:
Bài 1
Nêu ví dụ và thành phần của các hệ sinh thái theo gợi ý ở bảng sau:
Các kiểu hệ sinh thái |
Ví dụ |
Môi trường sống |
Quần xã sinh vật |
Hệ sinh thái rừng |
? |
? | ? |
Hệ sinh thái biển và ven biển |
? |
? |
? |
Hệ sinh thái nông nghiệp |
? |
? | ? |
Trả lời:
Ví dụ và thành phần của các hệ sinh thái:
Các kiểu hệ sinh thái |
Ví dụ |
Môi trường sống |
Quần xã sinh vật |
Hệ sinh thái rừng |
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới |
Môi trường trên cạn, môi trường trong đất, môi trường sinh vật. |
Cây chuối hột, cây lim xanh, cây sấu, dương xỉ, kiến, chim sẻ, giun đất, chuột, con vắt,… |
Hệ sinh thái biển và ven biển |
Hệ sinh thái rạn san hô |
Môi trường dưới nước, môi trường sinh vật. |
San hô, hải quỳ, cá hề, tôm hùm, ốc hương, bạch tuộc, mực, sán lá gan, sán dây,… |
Hệ sinh thái nông nghiệp |
Hệ sinh thái đồng ruộng |
Môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất, môi trường sinh vật. |
Lúa, cỏ, cua đồng, tép, ốc bươu vàng, ếch, bọ rùa, ốc sên, chuột, sâu đục thân, rệp,… |
Bài 2
Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường theo mẫu bảng sau:
Nguyên nhân ô nhiễm |
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm |
Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp |
|
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật |
|
Ô nhiễm phóng xạ |
|
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh |
Trả lời:
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
Nguyên nhân ô nhiễm |
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm |
Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp |
– Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường. – Thu gom, phân loại và xử lí rác thải rắn đúng cách. – Sử dụng tiết kiệm, tận dụng hoặc tái sử dụng để hạn chế thải vật liệu rắn ra môi trường. |
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật |
– Thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học. – Sử dụng các loài thiên địch. |
Ô nhiễm phóng xạ |
– Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử. – Xử lí chất thải nhiễm phóng xạ trước khi thải ra môi trường. |
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh |
– Để rác đúng nơi quy định. – Xử lí rác thải đúng cách. – Vệ sinh nơi ở và môi trường sống. |
Bài 3
Thiết kế mô hình hệ sinh thái từ các nguyên vật liệu dễ kiếm:
• Nêu cách thức tiến hành.
• Nêu các thành phần của hệ sinh thái đó theo gợi ý sau:
Trả lời:
Gợi ý: Thiết kế mô hình hệ sinh thái
• Cách thức tiến hành:
- Chuẩn bị: Lọ thủy tinh (hoặc chai nhựa trong suốt), sỏi, than, đất, rêu, dương xỉ, nước.
- Rửa sạch lọ thủy tinh hoặc chai nhựa, sỏi. Đảm bảo cách dụng cụ sạch sẽ.
- Tiến hành cho lần lượt sỏi, than và đất vào lọ, sao cho mỗi lớp chiếm tỉ lệ bằng nhau, độ cao của lớp sỏi, than và đất chiếm 1/3 chiều cao của lọ.
- Trồng các loại rêu, dương xỉ (hoặc loài thực vật trang trí, dễ trồng) vào lớp đất. Tưới nước vừa phải và đậy lại.
- Đặt lọ ở vị trí có ánh sáng, các thành phần trong lọ sẽ tạo thành một hệ sinh thái thu nhỏ.
• Các thành phần của hệ sinh thái:
Bài 4
Vì sao Sinh quyển là một hệ sinh thái lớn nhất?
Trả lời:
Sinh quyển là một hệ sinh thái lớn nhất vì sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và các nhân tố vô sinh của môi trường, sinh quyển chính là hệ sinh thái khổng lồ bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất.
Bài 5
Các hệ sinh thái của Việt Nam có đặc trưng của những khu sinh học nào? Nêu vai trò và biện pháp bảo vệ các khu sinh học này.
Trả lời:
– Hệ sinh thái của Việt Nam có đặc trưng của những khu sinh học là: khu sinh học rừng nhiệt đới, khu sinh học nước ngọt, khu sinh học nước mặn.
– Các biện pháp bảo vệ các khu sinh học: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ các khu sinh học; sử dụng hợp lí các hệ sinh thái phục vụ phát triển bền vững; phòng chống ô nhiễm hệ sinh thái ở các khu sinh học; tăng cường bảo vệ các nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học ở các khu sinh học,…
Bài 6
Hãy vẽ lưới thức ăn có thể có trên một cánh đồng hoặc một ao tự nhiên và chỉ ra các mắt xích chung.
Bài 7
Vẽ phác thảo sự phân bố của các sinh vật ở các tầng nước khác nhau phân chia theo chiều thẳng đứng của các lớp nước (trong đại dương hoặc trong ao, hồ) và giải thích tại sao sinh vật lại phân bố như vậy.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8: Bài tập Chủ đề 8 và 9 Giải KHTN 8 Cánh diều trang 202 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.