Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 40: Sinh sản ở người giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 165, 166, 167, 168, 169.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 40 Chương VII: Sinh học cơ thể người trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
I. Hệ sinh dục
Đọc thông tin trên kết hợp với quan sát Hình 40.1 và 40.2 để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi sau:
- Trình bày chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.
- Tinh hoàn nằm trong bìu có thuận lợi gì cho việc sản sinh tinh trùng?
Trả lời:
* Chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ:
Cơ quan |
Chức năng |
|
Cơ quan sinh dục nam |
Tinh hoàn |
Là nơi sản sinh ra tinh trùng. |
Mào tinh |
Là nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo. |
|
Ống dẫn tinh |
Giúp tinh trùng di chuyển đến túi tinh. |
|
Túi tinh |
Chứa và nuôi dưỡng tinh trùng. |
|
Ống đái |
Là con đường giúp tinh dịch phóng ra ngoài. |
|
Dương vật |
Chứa ống đái. |
|
Tuyến tiền liệt |
Tiết dịch màu trắng hòa với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch. |
|
Tuyến hành |
Tiết dịch nhờn có tác dụng rửa niệu đạo và làm giảm tính acid của dịch âm đạo, đảm bảo sự sống sót của tinh trùng. |
|
Cơ quan sinh dục nữ |
Buồng trứng |
Sản xuất trứng và tiết hormone sinh dục nữ. |
Ống dẫn trứng |
Đón trứng, là nơi diễn ra sự thụ tinh, vận chuyển trứng hoặc hợp tử xuống tử cung. |
|
Tử cung |
Nuôi dưỡng thai nhi phát triển. |
|
Âm đạo |
Là nơi tiếp nhận tinh trùng và là đường ra của trẻ sơ sinh. Có tuyến sinh dục phụ như tuyến tiền đình tiết dịch nhờn để bôi trơn âm đạo và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. |
* Tinh hoàn nằm trong bìu giúp tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp (khoảng 35 o C) cho quá trình sản sinh tinh trùng: Bìu nằm ngoài cơ thể nên có thể giúp giữ cho nhiệt độ của tinh hoàn thấp hơn nhiệt độ của cơ thể. Nhiệt độ của tinh hoàn trong bìu được quân bình ở mức khoảng 35 o C bởi sự co thắt và dãn của cơ bìu và lớp cân Dartos: Nếu nhiệt độ bên ngoài lạnh thì tinh hoàn sẽ được kéo lên gần ổ bụng, nếu nhiệt độ môi trường nóng thì tinh hoàn sẽ được thả lỏng xuống.
II. Thụ tinh và thụ thai
Em hãy phân biệt thụ tinh và thụ thai.
Trả lời:
Phân biệt thụ tinh và thụ thai:
Tiêu chí |
Thụ tinh |
Thụ thai |
Khái niệm |
Thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử. |
Thụ thai là quá trình phôi di chuyển đến tử cung và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ. |
Vị trí diễn ra |
Trong ống dẫn trứng (thường là ở khoảng 1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng). |
Trong tử cung. |
Điều kiện |
Trứng phải gặp được tinh trùng. Tinh trùng phải chui được vào bên trong trứng. |
Hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung. |
III. Hiện tượng kinh nguyệt và các biện pháp tránh thai
Dựa vào thông tin trong Hình 40.4, em hãy mô tả sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt. Theo em, sự thay đổi này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt:
+ Ở giai đoạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt (khoảng ngày 1 đến ngày 5 của chu kì), lớp niêm mạc tử cung bị bong ra → lớp niêm mạc tử cung mỏng dần.
+ Ở giai đoạn tiếp theo (khoảng ngày 6 đến ngày 28 của chu kì), lớp niêm mạc của tử cung phát triển dày lên dần → lớp niêm mạc tử cung dày nhất vào cuối của chu kì.
– Ý nghĩa của sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt: Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng khi thụ thai, vì đây là nơi làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh. Niêm mạc tử cung quá dày hoặc mỏng quá cũng là yếu tố bất lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Do đó, sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt đảm bảo niêm mạc có độ dày thích hợp (không quá mỏng cũng không quá dày) cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Trong đó, sự tăng độ dày niêm mạc sau giai đoạn hành kinh tạo cho niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng, sẵn sàng cung cấp cho trứng được thụ tinh khi di chuyển vào làm tổ trong buồng tử cung.
IV. Một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên
Câu 1: Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên có ý nghĩa giúp sức khỏe về thể chất, tinh thần và hoạt động của cơ quan sinh dục ở tuổi vị thành niên khỏe mạnh, từ đó, đảm bảo tương lai sự nghiệp của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Câu 2: Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân như thế nào?
Trả lời:
Em có thể vận dụng những kiến thức về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách:
– Tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản từ nguồn kiến thức đáng tin cậy.
– Nâng cao sức khỏe, vệ sinh cá nhân và cơ quan sinh dục đúng cách, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
– Không sử dụng các chất kích thích, không xem phim ảnh, website không phù hợp để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
– Có hành vi đúng mực với người khác giới, giữ tình bạn trong sáng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và giảm nguy cơ bị xâm hại.
– Không nên quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục và vi phạm pháp luật.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 40: Sinh sản ở người Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 165, 166, 167, 168, 169 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.