Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 4: Dung dịch và nồng độ giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 20, 21, 22, 23 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 4 Chương 1: Phản ứng hóa học trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
I. Dung dịch, chất tan và dung môi
Hãy nêu cách pha dung dịch bão hòa của sodium carbonate (Na2CO3) trong nước.
Trả lời:
Cho dần dần sodium carbonate (Na2CO3) vào cốc chứa một lượng nước xác định (giả sử 200 mL). Khuấy đều cho đến khi Na2CO3 không thể hòa tan thêm được nữa. Tách bỏ chất rắn không tan, ta thu được dung dịch bão hòa.
II. Độ tan
Câu 1: Ở nhiệt độ 250C, khi cho 12 gam muối X vào 20 gam nước, khuấy kĩ thì còn lại 5 gam muối không tan. Tính độ tan của muối X.
Trả lời:
Độ tan của muối X được tính theo công thức:
Trong đó: mnước = 20 gam; mct = 12 – 5 = 7 gam.
Vậy .100=35 (g/100 g nước).
Câu 2: Ở 18oC, khi hoà tan hết 53 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của Na2CO3 trong nước ở nhiệt độ trên.
Trả lời:
Độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC là:
III. Nồng độ dung dịch
Câu 1: Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%.
Trả lời:
Nồng độ phần trăm được xác định bằng biểu thức:
Vậy khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98% là:
Câu 2: Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1 M (dung dịch B), thu được 5 lít dung dịch C.
a) Tính số mol urea trong dung dịch A, B và C.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ mol của dung dịch C so với nồng độ mol của dung dịch A và B.
Trả lời:
Nồng độ mol được xác định bằng biểu thức:
a) Số mol urea trong dung dịch A là: n(A) = 0,02 . 2 = 0,04 (mol).
Số mol urea trong dung dịch B là: n(B) = 0,1 . 3 = 0,3 (mol).
Số mol urea trong dung dịch C là: n(C) = 0,04 + 0,3 = 0,34 (mol).
b) Nồng độ mol của dung dịch C là:
Ta có: Nồng độ mol của dung dịch A < Nồng độ mol của dung dịch C < Nồng độ mol của dung dịch B.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 4: Dung dịch và nồng độ Giải KHTN 8 Kết nối tri thức trang 20, 21, 22, 23 của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.