Bạn đang xem bài viết Không nên uống nước dừa khi nào? 6 thời điểm không nên uống nước dừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nước dừa là thức uống được nhiều người ưa thích vì hương vị thanh mát và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thường thắc mắc không nên uống nước dừa khi nào để bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Dinh dưỡng có trong nước dừa
Nước dừa chứa vitamin và các chất điện giải quan trọng giúp cơ thể bạn hoạt động khỏe mạnh.
Một cốc nước dừa 100% (245g) cung cấp:
- Calo: 44
- Chất béo: 0g
- Natri: 64mg
- Carbohydrate: 10,4g
- Chất xơ: 0g
- Đường: 9.6g
- Chất đạm: 0,5g
- Vitamin C: 24,3mg
- Kali: 404mg
Thời điểm không nên uống nước dừa
Ngay sau khi đi nắng về
Ngay khi vừa đi ngoài trời nắng về, nếu bạn uống nước dừa sẽ dễ dẫn đến tình trạng “say” nước dừa hoặc trúng gió, khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng như ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí là sốt cao.
Thay vào đó, bạn có thể bổ sung cho cơ thể bằng một số loại nước uống có chứa chất điện giải Natri, Kali và các vitamin thiết yếu khác như nước ép trái cây, nước khoáng, nước oresol,…
Ngay sau khi luyện tập thể thao
Những đối tượng lao động chân tay thường xuyên hay vận động viên chơi thể thao ngoài trời cũng cần tránh sử dụng nước dừa ngay.
Bởi khi uống nước dừa ngay sau khi vận động mạnh sẽ khiến họ còn bị bủn rủn tay chân, giảm độ dẻo dai và nhanh nhạy của cơ thể.
Buổi tối
Buổi tối là lúc cơ thể bạn đang rơi vào trạng thái mệt mỏi, cần nghỉ ngơi. Vì nước dừa có tác dụng lợi tiểu nên nếu uống vào buổi tối sẽ khiến bạn phải đi tiểu nhiều trong đêm, gây lỡ giấc, từ đó khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi, thiếu sức sống.
Bên cạnh đó uống nước dừa buổi tối dễ khiến bạn cảm thấy khó tiêu, đầy bụng. Nếu muốn uống nước dừa buổi tối, tốt nhất nên uống ít, uống từng ngụm nhỏ từ từ.
Người thể trạng yếu hoặc đang bị tiêu chảy
Những người đang bị hen suyễn, cảm lạnh đi kèm với các triệu chứng đau đầu, nghẹt mũi, ớn lạnh thì cần tránh sử dụng nước dừa. Bởi đồ uống này có tính mát sẽ làm bệnh thêm nghiêm trọng.
Cũng vì thế mà những người đang bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa không nên uống nước dừa để tránh tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Khi huyết áp thấp
Nếu huyết áp của bạn đang xuống thấp thì đừng uống nước dừa bởi nước dừa sẽ làm huyết áp đi xuống nhanh hơn. Và nếu uống quá nhiều nước dừa, huyết áp của bạn sẽ tụt xuống quá thấp, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Với bệnh nhân có tiền sử bị huyết áp thấp, trước khi uống nước dừa cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình nhé.
Bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Nước dừa vốn là thức uống tốt cho bà bầu vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên bà bầu trong 3 tháng đầu không nên uống nước dừa bởi nó dễ khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này tử cung đang cần duy trì sự ấm áp để phôi thai phát triển ổn định. Vì vậy nếu dùng uống dừa, tính mát sẽ làm lạnh tử cung, khiến gân cơ bạn mềm yếu từ đó không tốt đối với thai nhi.
Do đó, tuyệt đối không uống nước dừa khi đang trong 3 tháng đầu thai kỳ bạn nhé. Nhưng bạn có thể uống sau 3 tháng đầu, khi thai nhi đã ổn định và nên hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi uống để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Thời điểm nên uống nước dừa
Vào buổi sáng khi bụng đói
Uống nước dừa vào buổi sáng khi bụng đói có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nước dừa có chứa axit lauric, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khởi động quá trình trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân.
Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 thường được khuyên uống nước dừa để chống mất nước và táo bón. Nó cũng giúp giảm tình trạng ốm nghén và ợ chua – những triệu chứng phổ biến của thai kỳ.
Trước hoặc sau khi tập luyện 30 phút
Nước dừa là thức uống tự nhiên tuyệt vời giúp cung cấp nước cho cơ thể và tăng cường năng lượng trước khi tập luyện. Sau khi tập luyện, nước dừa giúp bổ sung chất điện giải bị mất trong buổi tập với cường độ cao.
Uống nước dừa giúp chống mệt mỏi, kiệt sức và là một trong những thức uống tăng cường năng lượng tốt nhất. Bạn nên uống trước hoặc sau khi tập luyện thể thao 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Trước và sau bữa ăn
Uống một ly nước dừa tươi mát trước bữa ăn sẽ khiến bạn no hơn, do đó ngăn ngừa việc ăn quá nhiều trong bữa. Nước dừa ít calo và dễ tiêu, giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Uống nước dừa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Nó giúp tiêu hóa thức ăn nhanh và ngăn ngừa đầy hơi sau bữa ăn.
Uống nước dừa thường xuyên cũng giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể, do đó hỗ trợ kiểm soát huyết áp và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Trước khi đi ngủ
Hương thơm ngọt ngào và dễ chịu của dừa được biết là có tác dụng giúp giảm bớt lo lắng và làm chậm nhịp tim của chúng ta. Nhâm nhi một ít nước dừa trước khi đi ngủ sẽ giúp chống lại căng thẳng và làm dịu tâm trí của bạn.
Hơn nữa, uống nước dừa trước khi đi ngủ có thể giúp loại bỏ tất cả các chất độc và làm sạch đường tiết niệu, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng và các vấn đề về thận.
Sau khi say
Rượu bia sẽ gây mất nước trong cơ thể, có thể dẫn đến nhức đầu và cảm giác buồn nôn vào buổi sáng khi thức dậy. Nước dừa là loại thức uống thiên nhiên cung cấp lượng nước dồi dào và các chất điện giải cần thiết.
Vì thế, sau khi say, uống nước dừa sẽ giúp chống lại cảm giác đau đầu, buồn nôn cũng như phục hồi các chất điện giải bị mất của cơ thể. Từ đó bạn có thể cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.
Ngoài ra uống nước dừa ra, bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại nước giải rượu tại Nhà thuốc An Khang giúp giảm nhanh các cảm giác khó chịu khi uống quá nhiều bia rượu.
Lưu ý khi uống nước dừa
Ai không nên uống nước dừa?
Nước dừa được xem là thức uống lành mạnh và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn có tình trạng sức khỏe yêu cầu hạn chế lượng kali, natri hoặc calo hấp thụ vào cơ thể thì nước dừa có thể không phải là thức uống phù hợp với bạn.
Lượng kali dư thừa cũng có thể dẫn đến một tình trạng gọi là tăng kali máu. Khi đó, lượng kali trong máu cao đến mức nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng có hại cho cho sức khỏe.
Trong 240ml nước dừa chứa khoảng 101 miligam natri. Một chế độ ăn uống giàu natri có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương thận và các bệnh về tim mạch.
Song song đó, natri cũng có thể tương tác với các loại thuốc huyết áp gây mất tác dụng.
Cách bảo quản nước dừa
Nếu bạn lấy nước dừa trực tiếp từ quả thì nên cho ngay vào tủ lạnh. Nước dừa tươi cũng có thể được đông lạnh để bảo quản.
Tương tự như vậy, khi bạn mở nắp hộp nước dừa, các nhà sản xuất thường khuyên bạn nên bảo quản trong tủ lạnh vì hầu hết mọi người đều thích hương vị của nước dừa lạnh. Hơn thế, giữ lạnh sẽ giúp nước dừa tươi ngon trong 24 đến 48 giờ.
Nên uống nước dừa bao nhiêu là đủ
Việc uống bao nhiêu nước dừa mỗi ngày sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn. Tuy nhiên, đối với một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ có thể tiêu thụ 1-2 cốc nước dừa mỗi ngày.
Bạn không nên uống quá nhiều nước dừa vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như dị ứng, tăng cân, tăng huyết áp và các vấn đề về tiêu hóa.
Ngoài thưởng thức trực tiếp nước dừa, bạn có thể chế biến nó thành nhiều món thức uống khác nhau để không cảm thấy nhàm chán như: xay sinh tố cùng với trái cây, làm nước chanh dừa, thêm vào các món ăn chính (thay cho sữa hoặc kem).
Xem thêm
- Những lợi ích tuyệt vời của nước dừa đối với sức khoẻ
- Những người không nên uống nước dừa
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thời điểm không nên uống nước dừa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như những lưu ý cần thiết khi uống nước dừa. Chia sẻ ngay bài viết cho người thân và bạn bè nếu thấy các thông tin trong bài bổ ích nhé!
Nguồn tham khảo: food.ndtv, verywellfit, webmd
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Không nên uống nước dừa khi nào? 6 thời điểm không nên uống nước dừa tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.