Bạn đang xem bài viết Khối R18 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn đang tò mò với khối ngành mới lạ – khối R18, bạn thắc mắc về khối R18 gồm những môn nào, ngành học nào và các cơ sở đào tạo ngành này? Hãy để ReviewEdu giải quyết những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé.
Khối R18 là gì? Gồm những môn nào?
Khối R18 là một tổ hợp mới, được mở rộng từ khối R truyền thống. Theo văn bản thông báo của Bộ giáo dục và đào tạo, tổ hợp R18 bao gồm 3 môn thi tuyển khác nhau:
- Ngữ văn
- Năng khiếu quay phim truyền hình
- Khoa học xã hội.
Hiện nay, chưa có ngành nào sử dụng khối R19 để xét tuyển.
Bí kíp ôn thi khối R18 đạt điểm cao
Đối với môn Ngữ văn
Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước
Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nền tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào. Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.
Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.
Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm
Ở môn Văn, sẽ có những phần bạn phải học thuộc 100% chứ không thể học theo ý hay nhớ mang máng được. Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng.
Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man
Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.
Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài
Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận.
Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý
Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học.
Năng khiếu quay phim truyền hình
Những điều nên làm trong bài năng khiếu Quay phim truyền hình:
- Thể hiện bố cục bài rõ ràng
- Thể hiện kiến thức về lĩnh vực quay phim truyền hình
- Thể hiện sự tự tin trong giao tiếp
- Thể hiện khả năng tư duy sáng tạo
- Đặc biệt thể hiện niềm đam mê của bản thân
Thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).
Đối với tổ hợp Khoa học xã hội
Môn Lịch sử
Phân bổ thời gian hợp lý
Không phải cứ dành nhiều thời gian cho Lịch sử là bạn có thể học giỏi như mong muốn. Bên cạnh đó, bạn còn cần phân bổ thì giờ trong lúc ở nhà để hoàn thành các môn học khác. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiêu để học giỏi môn Sử là biết cách phân bổ thời gian hợp lý để môn này không ảnh hưởng đến môn kia.
Chọn thời điểm học phù hợp
Thời điểm học tập có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thực hiện cách học giỏi Lịch sử. Cụ thể, bạn chỉ nên ghi nhớ kiến thức vào lúc đầu óc minh mẫn nhất, não bộ tiết ra các chất hỗ trợ việc học thuộc. Theo các nghiên cứu, thời điểm tốt nhất để bạn có thể nhớ được thông tin đã đọc là sáng sớm. Bởi lúc này, não bộ đã được hồi phục sau giấc ngủ, hoạt động hiệu quả hơn.
Chia thông tin theo từng phần để ghi nhớ
Thay vì học làu làu từ đầu đến cuối của một bài hay một chương nào đó, bạn hãy chia thông tin thành các phần. Việc này giúp não bộ có thể sắp xếp được thông tin và phân loại. Nhờ đó mà chỉ cần nhắc đến một sự kiện trong một phần bất kỳ, bạn cũng có thể nhớ tất cả các thông tin còn lại. Tuy nhiên, bạn cần tránh việc học vẹt vì kiến thức có thể biến mất khi tâm trạng không tốt.
Học theo sơ đồ tư duy
Đây là phương pháp học tập hiện đại được rất nhiều người thực hiện, mang đến hiệu quả cao. Ngoài việc giúp bạn ghi nhớ kiến thức, hình thức này còn kích thích khả năng sáng tạo của bạn. Tùy vào sở thích mà bạn có thể vẽ sơ đồ cho một sự kiện hay một bài lớn nào đó. Khi thực hiện, bạn hãy cố gắng tối giản số chữ và chỉ ghi nhận ý chính để dễ học hơn.
Tìm được cách học giỏi Lịch sử không khó, quan trọng là bạn phải thực sự quyết tâm và cố gắng. Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ học tập cho bạn nên đừng lo lắng, hãy chăm chỉ và kiên nhẫn để có được kỳ thi tốt nhất.
Môn Địa lý
Về các “khuôn” làm bài tập
Địa lý dễ học hơn vì nó luôn theo khuôn mẫu. Vẽ biểu đồ cũng có 1 cái khuôn, nhận xét biểu đồ cũng theo khuôn mẫu. Trả lời các kiến thức lý thuyết cũng luôn theo khuôn mẫu. Môn Địa lý là môn có rất nhiều khuôn mẫu nên nếu học, làm bài tập và trình bày theo những cái khuôn này sẽ dễ ghi nhớ và dễ dàng kiếm được những điểm số tốt
Về vấn đề biểu đổi
Bài thi Địa có 3 điểm thuộc về phần biểu đồ và nhận xét biểu đồ và đó là dạng bài tập không khó. Thi sinh cần nắm vững các dạng biểu đồ và trường hợp vận dụng cao hơn của chúng. lưu ý các quy tắc vẽ biểu đồ như ở đầu được phép về bút mực, ở đâu được phép về bút chì (đường tròn) – đây là các chi tiết nhỏ giúp thí sinh tránh mất điểm oan.
Kỹ năng về phần nhận xét và giải thích biểu đồ luôn từ khởi quát đến cụ thể. Cái chung nên trình bày trước rồi mới đến cái chi tiết trình bày sau. Làm như thế để đảm bảo đầy đủ, không bị thiếu ý
Về vấn đề Atlas
Ghi nhớ và đọc hiểu Atlas thường xuyên có thể giúp thí sinh hình thành trong đầu những hệ thống bản đồ, biểu đồ kèm theo khả năng xác định các vị trí địa lý, địa danh quan trọng.. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình làm bài tập cũng như trả lời câu hỏi để thị.
Ngoài ra, ghi nhớ Atlas sẽ giúp tư duy của thí sinh tái hiện những hình ảnh trực quan sinh động, giúp hiểu sâu hơn về bài học, và bài tập. Nó cũng rất hữu ích cho việc trả lời các câu hỏi xác định vị trị, tên các đảo, các vườn quốc gia.
Sơ đồ tư duy
Trước tiên, cần nắm được tổng quan các vấn đề bài học thì mới có thể dễ dàng vạch ra những nội dung. Tiếp theo cản nắm rõ các đề mục, sau đó mới đi vào các đoạn, triển khai chi tiết các ý.
Ngoài những kinh nghiệm ôn thị trên thì các em cần xác định thời gian và không gian học tập hợp lý, tránh thức khuya, hoặc học quá nhiều trong một ngày. Thay vì thức khuya dậy muộn thì nên tập ngủ sớm dậy sớm. Bên cạnh đó hãy kết hợp cùng việc nghỉ ngơi thư giãn sao cho hợp lý.
Môn GDCD
Nắm vững kiến thức sách giáo khoa
- Việc nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa giúp các bạn dễ dàng đạt mức 5 điểm. Với 10 bài trong sách giáo khoa, khối lượng kiến thức không quá nhiều. Với thời lượng 1 tiết/tuần, các bạn hoàn toàn có thể nắm vững kiến thức cơ bản.
- Ở trên lớp các bạn chỉ cần chú ý nghe giảng, ghi chép và gạch sách các ý cơ bản, chú ý các ví dụ minh họa của giáo viên và lấy được các ví dụ tương tự để vận dụng phần lý thuyết.
Học – hiểu
- Học luật, hiểu là rất quan trọng. Nếu các bạn chỉ học thuộc mà không hiểu thì khi gặp đáp án nhiễu tương tự đáp án đúng các bạn sẽ dễ đánh nhầm đáp án hoặc rất mất thời gian phân biệt.
Vận dụng linh hoạt trong xử lý tình huống
- Có thể nói, học luật là để học sinh hiểu và vận dụng luật vào trong cuộc sống. Do đó, các tình huống thực tế được báo chí đưa tin thường được giáo viên lấy làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình. Trong quá trình học, các bạn nên chú ý các ví dụ này để biết được giáo viên đã vận dụng luật để giải quyết tình huống như thế nào…
Review khối R18
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về khối R18. ReviewEdu chúc bạn vượt qua kỳ thi thật tốt và đạt được mục tiêu của mình!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khối R18 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào? tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/khoi-r18-la-gi-gom-nhung-mon-nao-xet-nganh-nao-truong-nao