Giải Khoa học lớp 4 Bài 4: Không khí xung quanh ta giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 Cánh diều trang 17, 18, 19.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 4 Chủ đề 1: Chất. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Pgdphurieng.edu.vn:
Trả lời câu hỏi và thảo luận Khoa học 4 Cánh diều Bài 4
Sử dụng các giác quan để trả lời những câu hỏi sau:
- Em có nhìn thấy không khí không? Vì sao?
- Không khí có mùi gì, có vị gì?
- Khi em ngửi thấy mùi thơm hay mùi khó chịu thì đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ?
Trả lời:
Trả lời câu hỏi như sau:
- Em không nhìn thấy không khí vì không khí không có màu.
- Không khí không có mùi, không có vị.
- Khi em ngửi thấy mùi thơm hay mùi khó chịu thì đó không phải là mùi của không khí không. VD: Khi giặt đồ, em sẽ ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng trong không khí nhưng đó là mùi của hương liệu trong xà phòng chứ không phải là mùi của không khí.
Giải Luyện tập, vận dụng Khoa học 4 Cánh diều Bài 4
Luyện tập, Vận dụng trang 18
Câu 1: Nêu ví dụ cho thấy không khí có chưa hơi nước, bụi.
Trả lời:
Ví dụ cho thấy không khí có chưa hơi nước, bụi:
– Vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa đông, trời lạnh, ta sẽ thấy hiện tượng sương mù.
Giải thích: Lớp sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng tụ lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí.
– Khi để đồ vật ở bên ngoài không khí, không có che chắn gì, sau một thời gian sẽ thấy bụi bẩn bám dính vào đồ vật.
Câu 2: Kể tên một số vật có chứa không khí ở xung quanh em.
Trả lời:
Một số vật có chứa không khí ở xung quanh em: quả bóng bay, các chai, lọ…
Luyện tập, Vận dụng trang 19
Câu 1: Tính chất nào của không khí được ứng dụng để làm những đồ dùng trong mỗi hình dưới đây?
Trả lời:
Tính chất của không khí được ứng dụng để làm những đồ dùng trong mỗi hình đó là tính giãn nở và không có hình dạng nhất định mà sẽ phụ thuộc vào hình dạng của đồ vật. Tính giãn nở thể hiện ở chỗ làm căng các đồ vật.
Câu 2: Hãy nêu một số ví dụ khác về việc ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống.
Trả lời:
Một số ví dụ khác về việc ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống:
- Khi ta dùng cây bơm để bơm xe đạp: Khi đẩy ruột cây bơm xuống thì không khí bị nén xuống và bị đẩy vào lốp xe.
- Ta thấy quả bóng bay theo nhiều hình dạng khác nhau vì không khí trong quả bóng phụ thuộc vào tạo hình của quả bóng.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khoa học lớp 4 Bài 4: Không khí xung quanh ta Giải Khoa học lớp 4 sách Cánh diều của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.