Bạn đang xem bài viết Khó đi đại tiện phải làm gì? 8 mẹo chữa đại tiện khó hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lỡ ăn quá nhiều đồ ăn không tốt cho sức khỏe dẫn đến tình trạng táo bón, dù đã ngồi trong nhà vệ sinh khá lâu nhưng vẫn không thể đi đại tiện nhanh. Bạn hãy áp dụng ngay một số mẹo sau đây nhé!
Nguyên nhân gây tình trạng khó đại tiện
Nhu động ruột hoạt động kém
Đối với những người lười vận động, hoặc phải ngồi, đứng quá lâu sẽ dễ khiến cho hoạt động của nhu động ruột bị giảm.
Bên cạnh đó, khi thức khuya, hay nhịn đại tiện sẽ khiến cơ thể dễ mẫn cảm với phân, nước sẽ bị hấp thu ngược và phân trở nên cứng hơn, khó thải ra ngoài.
Tác dụng phụ của thuốc Tây
Khi sử dụng một số loại thuốc Tây để chữa bệnh cũng có khả năng gây tác dụng phụ ngoài ý muốn như khó đi đại tiện là phổ biến nhất.
Một số loại thuốc Tây khiến cơ thể khó đi đại tiện như: Thuốc thần kinh, kháng sinh, chống trầm cảm,…
Tham khảo thêm: Mẹo trị táo bón đơn giản, dễ làm tại nhà, mà lại vô cùng hiệu quả.
Không bổ sung đủ chất xơ
Chất xơ luôn là một chất được biết đến tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa nhất. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan, bỏ qua tầm quan trọng của chất xơ khi ít ăn rau củ, trái cây mà nạp quá nhiều protein, chất béo tạo nên áp lực cho hệ tiêu hóa và dẫn đến khó đi ngoài.
Uống không đủ nước
Nước chiếm phần lớn trong cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng cho mọi sự trao đổi chất, giúp cho ruột được trơn tru hơn khi đi nặng. Thực tế cũng cho thấy rằng những người không uống đủ nước sẽ hay khó đi ngoài hơn, phân rất cững, khó tiêu và còn đau tức để đại tiện.
Mắc các bệnh về hậu môn, trực tràng
Khi bạn hay mắc phải các bệnh lý liên quan đến hậu môn, trực tàng cũng ảnh hưởng đến đường di chuyển của phân ra ngoài. Một số bệnh lý liên quan như: Viêm đường ruột, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, dính ruột, tắc ruột, u xơ đường ruột,…
8 mẹo chữa đại tiện khó hiệu quả
Uống nhiều nước
Đây là một cách dân gian cực phổ biến nhưng lại rất hiệu quả. Nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể nên đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của con người.
Chính vì vậy, mỗi ngày bạn chỉ cần kiên trì uống 2 lít nước tùy thuộc vào thể trạng. Uống nước sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, từ đó giúp phân lỏng ra, đẩy ra ngoài nhanh hơn và giảm thiểu được chứng táo bón.
Bổ sung chất xơ
Việc bổ sung chất xơ sẽ làm tăng khối lượng phân, giúp hỗ trợ nhu động ruột co bóp và dễ dàng đẩy phân ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn.
Những loại thực phẩm nhiều chất xơ có thể kể đến là rau xanh, yến mạch, bánh mì và ngũ cốc đều giúp quá trình đi ngoài dễ dàng.
Xoa bóp nhẹ nhàng phần bụng
Vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, bạn chỉ cần vừa nằm vừa tiến hành xoa bóp, massage bụng với một lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ từ 15- 20 phút.
Việc xoa bóp này sẽ làm cho vùng bụng nóng lên, kích thích phần ruột, bắt đầu có cảm giác buồn đi đại tiện và đi ngoài không gặp đau đớn và cũng như thuận lợi hơn.
Thả lỏng khi đi đại tiện
Chỉ cần thay đổi một chút tư thế cũng sẽ giúp phần nào đó khi đi đại tiện dễ dàng. Bạn nên ngồi xổm bằng cách kê thêm một chiếc ghế nhỏ dưới chân rồi tạo 1 góc 35 độ giữa bụng và đùi.
Khi ngồi tư thế này, phần cơ thắt hậu môn sẽ giảm bớt áp lực từ đó tống các chất thải ra ngoài dễ hơn.
Tập thể dục thường xuyên
Nếu bạn lười vận động sẽ ảnh hưởng tới phân, khiến nó trở nên bị đông cứng, tắc nghẽn không thể thoát ra ngoài.
Từ đó gây nên bệnh táo bón mãn tính gây cảm giác cực kỳ khó chịu. Bạn chỉ tập thể dục 10 phút mỗi ngày cũng giúp hoạt động tiêu hóa tốt hơn rất nhiều.
Rèn thói quen đi đại tiện mỗi ngày
Việc tích trữ quá nhiều phân trong cơ thể sẽ khiến việc đi đại tiện khó khăn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, bạn nên dành ra 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày để giúp phần ruột không bị quá tải, loại bỏ chất thải dễ dàng.
Chữa táo bón cực đơn giản với mật ong
Bạn chỉ cần cho 100g mật ong vào ly sữa ấm hoặc nước ấm, khuấy đều cho tan rồi uống vào mỗi buổi sáng ăn.
Mật ong bên cạnh công dụng tăng sức đề kháng, thải độc tố trong cơ thể mà còn góp phần giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, kích thích đi đại tiện nữa đó.
Sử dụng thuốc nhuận tràng
Trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc hỗ trợ đi đại tiện khi bị táo bón thường được sử dụng như cellulose, hemicellulose, Sorbitol, glycerin, lactulose bisacodyl, nhóm anthraquinone…
Tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân mình.
Trên đây là 8 cách giúp giảm táo bón và đi đại tiện nhanh rất hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Pgdphurieng.edu.vn hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn phần nào giảm thiểu đau đớn và trị bệnh táo bón một cách triệt để nhất.
Nguồn: Vinmec
Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khó đi đại tiện phải làm gì? 8 mẹo chữa đại tiện khó hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.