Các nhà sản xuất đều lưu ý người dùng nên vệ sinh robot hút bụi thường xuyên để giữ cho chúng hoạt động tốt nhất. Do vậy, ngoài việc dọn rác ở khay chứa, thiết bị này cũng cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách.
Vậy vệ sinh robot hút bụi bao nhiêu lần là đủ?
Trừ khi thiết bị có chế độ tự xử lý chất bẩn, còn không bạn cần thu gom rác thải từ robot hai ngày một lần để loại bỏ các hạt bụi nhỏ, tránh tắc nghẽn. Tuy nhiên, tần suất phụ thuộc vào độ bẩn của sàn.
Bộ lọc chân không cần được vệ sinh hàng tuần để loại bỏ các hạt mịn, lông thú cưng, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Còn với các cảm biến, điểm tiếp xúc sạc và bánh xe nên được vệ sinh hai tuần một lần.
Lưu ý, trước khi vệ sinh, bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng của từng sản phẩm để tháo rời các bộ phận. Trong trường hợp mất sách hướng dẫn, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên Internet.
Cuối cùng, hãy chuẩn bị túi rác, hai khăn vải mềm, tuốc nơ vít, kéo, nhíp, máy hút bụi, bàn chải lông mềm (loại đánh răng hoặc cọ vẽ) cùng một chai nước rửa chén.
Cách bước làm sạch robot hút bụi
Bước 1: Ngắt kết nối robot khỏi trạm sạch và tắt công tắc nguồn
Bước 2: Dọn sạch khay đựng rác. Lưu ý nên buộc chặt túi nilon sau khi đổ, tránh để bụi mịn phát tán. Sau đó làm sạch khay chứa rác bằng nước rửa chén hoặc nước sạch để loại sạch cặn bẩn và phơi khô.
Bước 3: Tháo bộ lọc không khí và làm sạch chúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tùy từng loại, bạn có thể vệ sinh bộ lọc bằng nước ấm hoặc bàn chải lông mềm.
Bước 4: Vệ sinh chổi cạnh
Dù là sản phẩm thông minh, giúp lau dọn sạch sẽ nhưng nếu lông thú hoặc tóc rối bám vào chổi cạnh sẽ khiến sản phẩm hoạt động kém hiệu quả. Chưa kể, việc bụi bẩm bám dính quá chặt khiến tốc độ quay chậm, động cơ dễ nóng, gây cản trở quá trình vệ sinh.
Còn với các robot hút bụi sử dụng đai ốc, bạn có thể dùng dụng cụ tháo rời bàn chải ra vệ sinh.
Bước 5: Vệ sinh chổi giữa
Nếu bàn chải có nắp, hãy tháo chúng ra để làm sạch mọi mảnh vụn mắc trên chổi sau đó dùng kéo nhỏ hoặc nhíp để cắt bỏ tóc, chỉ vụn, bụi bẩn bị rối, nhưng lưu ý làm cẩn thẩn, tránh cắt đứt sợi cọ.
Tiếp đến, bạn cần làm sạch bụi khỏi khoang chứa chổi bằng khăn mềm hoặc sử dụng máy hút bụi cỡ lớn có vòi, đảm bảo lối đi giữa bàn chải và thu gom không bị tắc nghẽn.
Bước 6: Kiểm tra bánh xe
Đa phần các robot hút bụi đều thiết kế bánh xe dễ dàng tháo rời giúp người dùng dễ dàng loại bỏ mọi mảnh vụn bị kẹt trong khoang chứa và làm sạch bằng khăn.
Ngoài làm sạch, việc kiểm tra bánh xe còn giúp người dùng kiểm tra lõi trục bên trong nếu phát hiện xe di chuyển lệch quỹ đạo, chậm chạp hơn. Trong trường hợp phát hiện phát hiện dấu hiệu lạ, bạn cần tháo bánh xe của máy ra.
Bước 7: Vệ sinh cảm biến
Bước cuối cùng là làm sạch cảm biến, cửa sổ camera và các điểm tiếp xúc sạc để tránh bị bám bụi. Nguyên nhân là bởi bộ phận cảm biến của robot được thiết kế ở phía trước hoặc phía dưới máy, dễ tiếp xúc với bụi bẩn, cần được vệ sinh để hoạt động tốt nhất.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng chất kỳ chất tẩy rửa nào cho tiếp xúc gần các cảm biến, tránh gây hư hỏng, biến dạng.
Riêng với một số dòng robot được tích hợp tính năng lau nhà, bạn cần vệ sinh thường xuyên để sử dụng tốt nhất. Bên cạnh đó, mỗi ngăn chứa nước cần được thay mới lên tục, tránh làm bẩn cả nhà.
Minh Phương (Theo The Spruce)
Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/khi-nao-nen-ve-sinh-robot-hut-bui-4583727.html